Danh mục

MÀU SẮC HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC NGƯỜI DAO

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.67 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trang phục người Dao đỏ là một kho tàng vô cùng phong phú về các thể loại hoa văn và màu sắc, được xử lý vừa tập trung vừa dàn trải trên tất cả các bộ phận, có thể lộ ra rất rõ, nhưng cũng có khi lấp ló, ẩn hiện, nương tựa vào nhau. Hoa văn và màu sắc được sử dụng trên trang phục của người Dao không đơn thuần chỉ là những yếu tố làm đẹp mà mà còn là mối giao cảm giữa con người với thiên nhiên, với cộng đồng, là sự biểu hiện lặng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÀU SẮC HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC NGƯỜI DAO MÀU SẮC HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC NGƯỜI DAO Trang phục người Dao đỏ là một kho tàng vô cùng phong phú về các thể loại hoa văn và màu sắc, được xử lý vừa tập trung vừa dàn trải trên tất cả các bộ phận, có thể lộ ra rất rõ, nhưng cũng có khi lấp ló, ẩn hiện, nương tựa vào nhau. Hoa văn và màu sắc được sử dụng trên trang phục của người Dao không đơn thuần chỉ là những yếu tố làm đẹp mà mà còn là mối giao cảm giữa con người với thiên nhiên, với cộng đồng, là sự biểu hiện lặng lẽ của tín ngưỡng truyền thống. Các môtíp trang trí thường dầy đặc, đan xen, chen chúc trên trên cùng một bình diện mang nhiều chủ ý. Trong các thành tố tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của trang phục người Dao, một phần quan trọng là màu sắc. Màu sắc từ tổng thể đến chi tiết đều toát lên cách nhìn, lối tư duy độc đáo của sự sáng tạo cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng. Những sắc thái ri êng biệt trên từng hoa văn cũng như tổng phổ chung của các hình thức trang trí trên trang phục tạo nên sản phẩm vừa có giá trị nghệ thuật vừa mang yếu tố nhân văn sâu sắc. 1. Màu nền chàm đậm quyết định thành công của bản hòa tấu màu sắc của trang phục người Dao Với chất liệu vải tự dệt rồi nhuộm chàm, màu xanh đậm, chắc, khỏe làm nền cho tổng phổ các màu sắc của hệ thống họa tiết dày đặc và sặc sỡ đã làm cho thị giác cảm nhận sự tươi tắn, sinh động và lung linh của từng nhóm, từng sợi màu. Những nhóm màu, sợi màu ấy tuy sặc sỡ nhưng khi được đặt và đứng bên màu chàm đậm đã không còn cảm giác về sự chối, chói mắt và sống sượng mà tự bản thân những nguyên màu mang lại. Màu chàm đậm được làm từ “lá của cây chàm (khuốn gàm)” rất thân quen của rừng núi (1). Để có được màu chàm, người Dao phải trồng cây chàm, giống như trồng bông. “Cây chàm thường được được trồng ở vườn nhà, ven nương, ven bãi suối, ven bờ ao hay xen giữa các cây trồng khác và hầu như không phải chăm bón... Sau khi thu hoạch, cây chàm được ngâm trong chum vại cho ngấu, lọc lấy nước màu và trộn vào đó một lượng quả thầu dầu cùng với vôi trắng. Phần lắng lại được gọi là cao chàm, người ta đem phơi khô rồi để dùng dần. Muốn nhuộm vải, người ta pha cao chàm với nước sôi, nước lá ngải cứu, sơn thục, tro bếp...” (2) và lần lượt nhúng những vuông vải vào thùng nước chàm. Nhuộm chàm là công việc đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm lâu năm. Từ khâu chọn ngày đến việc nhúng, bóp, đập sao cho màu ngấm đều và bền chắc, không bị loang lổ hoặc bị mốc. Công việc nhuộm chàm để làm nền vải phải tuân thủ những điều kiêng kỵ rất nghiêm ngặt, như “không nhuộm chàm trong nhà ở. Khi nhuộm chàm không cho người mà trong nhà có lợn đẻ, người có thai đi ngang qua. Người đang có tang, người đang mang thai không được nhuộm chàm...”(3). Vì vậy, bản thân một khối màu chàm nguyên của tấm vải đã mang đầy trong nó yếu tố tâm linh của cộng đồng người Dao. Nó là nơi phơi trải tâm hồn, suy tưởng, làm nền cho các khối màu khác dàn trải và nhảy múa. Màu chàm đậm cũng là màu sắc phù hợp với điều kiện lao động, khí hậu và phong tục tập quán của người Dao cũng như nhiều tộc người ở miền núi. Trong điều kiện sống ở bình địa cao, thời tiết lạnh mát, nguồn nước không dồi dào nên màu chàm đậm của trang phục sẽ tạo cảm giác trầm, ấm và thường bền màu qua thời gian. Trước đây, “Môi trường sống ở vùng núi, do núi non cách trở, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đã tạo nên sự ngăn cách và khép kín của văn hóa người Dao”(4). “Văn hóa người Dao thể hiện rõ đặc điểm vùng núi, có tính cách bảo thủ khép kín và cô lập khá mạnh, những thuộc tính văn hóa truyền thống và khá hoàn chỉnh”(5). Vì vậy, màu sắc và họa tiết trên trang phục của họ có đặc điểm cố kết qua nhiều thế hệ, ít có sự thay đổi. Đặc biệt là sắc chàm đậm cùng với hệ thống màu sắc khác đã tạo nên vẻ độc đáo của bộ trang phục cũng như cấu kết lại những gì bền vững trong tâm thức, khó chuyển đổi, xa rời. Trong tạo hình, màu đen, màu trắng là những màu có đặc điểm trung tính, nó không phá phách hoặc làm thay đổi trạng thái của những màu đứng cạnh nó. Chính vì vậy, màu chàm đậm, tự bản thân đã đảm nhận nhiệm vụ trung tính trên tổng thể toàn bộ bản hòa tấu màu sắc phong phú đa dạng của trang phục người Dao. Trong quá trình chế tác, người thêu đã khéo léo để lại những vị trí cần thiết của màu chàm khi bất chợt cần một khoảng liên kết các màu chói gắt. Khoảng liên kết đó là điểm ngơi nghỉ của thị giác, hoặc đó cũng chính là chiếc cầu nối dung hòa các khối màu mà bản thân nó rất khó đứng gần nhau. Khoảng liên kết cũng làm nhiệm vụ buộc những màu có sắc thái mạnh có tiếng nói chung trong tổng thể và phát huy hết những giá trị của bản chất riêng biệt. Màu sắc được thêu trên trang phục sau một thời gian sử dụng có đặc điểm là cũ đi và mờ về độ sắc nét, thay đổi về sắc thái. Khi tạo hình màu sắc trên tổng thể trang trí, người Dao đã vô tình tạo nên diện mạo độc đáo cho trang phục khi mới cũng như sau những tác động của yếu tố thời g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: