Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 196.76 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống pháp luật. Để đổi mới ý thức pháp luật đó, cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu về phương diện lý luận, nhìn nhận ý thức pháp luật và vấn đề đổi mới nó từ góc độ triết học. Trong bài viết này, tác giả đã cố...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống pháp luật. Để đổi mới ý thức pháp luật đó, cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu về phương diện lý luận, nhìn nhận ý thức pháp luật và vấn đề đổi mới nó từ góc độ triết học. Trong bài viết này, tác giả đã cố gắng luận giải tính tất yếu phải đổi mới ý thức pháp luật, những nội dung cần đổi mới và một số xu hướng đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đã bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những thời cơ và thách thức lớn. Toàn cầu hoá kinh tế và phát triển kinh tế tri thức đang tạo ra những thay đổi căn bản trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia bởi sự tác động đa chiều, phức tạp của nó. Quá trình này đang đặt ra trước chúng ta vấn đề là làm sao để vừa có thể tranh thủ, tận dụng được những cơ hội, tiếp thu cái mới, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế – xã hội nhằm nhanh chóng đưa nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, vừa có thể bảo vệ được lợi ích của đất nước, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải có sự đổi mới, chuyển đổi đồng bộ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, ra đời trong quá trình phản ánh, khái quát hiện thực khách quan từ góc nhìn pháp luật. Mặc dù là cái bị quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển, ý thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tồn tại xã hội. Thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh rằng, quá trình phát triển xã hội dựa vào luật pháp – sản phẩm của ý thức pháp luật – luôn mang lại những kết quả thiết thực và rất có ý nghĩa. Trong thời gian qua, ý thức pháp luật Việt Nam đã từng bước phản ánh, khái quát hoá những yêu cầu khách quan của các quan hệ xã hội mà ở đó, cần có sự điều chỉnh của luật pháp, thể hiện những tư tưởng, tình cảm, thái độ tôn trọng và tích cực đối với các vấn đề có liên quan đến đời sống pháp luật nước ta, đến những đòi hỏi do thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận một thực tế là, thực trạng chung của ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, trong đó hạn chế lớn nhất là không theo kịp sự biến đổi của tồn tại xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở, và trong nhiều trường hợp, còn kìm hãm, làm chậm bước phát triển của hiện thực. Vì thế, để cho ý thức có thể vận động theo kịp với sự biến đổi của xã hội, phản ánh đúng đắn hiện thực, đóng vai trò mở đường cho thực tiễn phát triển, chúng ta cần phải đổi mới ý thức, nâng cao tính tích cực, chủ động của nó trong hoạt động thực tiễn. Nhưng, để đổi mới ý thức pháp luật, chúng ta không thể bắt đầu từ những ý muốn tốt đẹp một cách chủ quan. Ý thức pháp luật chỉ có được những đổi mới thực sự, đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đặt ra, khi nó xuất phát từ chính những đòi hỏi của thực tiễn và nhận thức. Chỉ có bắt đầu từ chính sự biến đổi, phát triển của hiện thực với tư cách những tiền đề khách quan, từ những đòi hỏi của quá trình nhận thức với tư cách những tiền đề chủ quan, chúng ta mới có thể lý giải được tính tất yếu và những nội dung cần đổi mới của ý thức pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn được đề cập tới ba vấn đề: một là, tại sao phải đổi mới ý thức pháp luật; hai là, phải đổi mới cái gì trong ý thức pháp luật; và ba là,những xu hướng đổi mới của ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 1. Tại sao phải đổi mới ý thức pháp luật. Xét từ khía cạnh triết học, có hai nguyên nhân dẫn đến việc phải đổi mới ý thức pháp luật. Một là, hiện thực mà ý thức phản ánh đã thay đổi và do vậy, muốn phản ánh đúng hiện thực, ý thức phải biến đổi theo. Đây là nguyên nhân xuất phát từ vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức. Hai là, chính sự vận động, biến đổi và phát triển của bản thân ý thức pháp luật cũng đặt ra những yêu cầu tất yếu phải đổi mới nó. Đây là nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân ý thức, mặc dù, xét đến cùng, nó vẫn bị chi phối bởi hiện thực khách quan, nhưng với tính độc lập tương đối của mình, bản thân sự vận động, biến đổi và phát triển của ý thức cũng đặt ra những yêu cầu khách quan cho việc phải đổi mới chính mình. Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội từ góc độ pháp luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có giai cấp. Theo đó, ý thức pháp luật và pháp luật là những bộ phận của kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định và bị chi phối bởi các yếu tố trong cơ sở hạ tầng mà quan trọng nhất là các điều kiện kinh tế. Vì thế, những nội dung của ý thức pháp luật và những quy định của pháp luật, xét đến cùng, chính là sự phản ánh đời sống hiện thực khách quan, phản ánh sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống mà trong đó, ý thức pháp luật và pháp luật thể hiện ra. Chính vì vậy, các nhà lập pháp không thể tuỳ tiện sáng tạo ra pháp luật, mà phải chịu sự chi phối của các yêu cầu khách quan phát sinh trong các quan hệ xã hội. Về điều này, C.Mác đã khẳng định: “Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm rapháp luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp là vô cùng tuỳ tiện, nếu như ông ta thay thế bản ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống pháp luật. Để đổi mới ý thức pháp luật đó, cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu về phương diện lý luận, nhìn nhận ý thức pháp luật và vấn đề đổi mới nó từ góc độ triết học. Trong bài viết này, tác giả đã cố gắng luận giải tính tất yếu phải đổi mới ý thức pháp luật, những nội dung cần đổi mới và một số xu hướng đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đã bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những thời cơ và thách thức lớn. Toàn cầu hoá kinh tế và phát triển kinh tế tri thức đang tạo ra những thay đổi căn bản trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia bởi sự tác động đa chiều, phức tạp của nó. Quá trình này đang đặt ra trước chúng ta vấn đề là làm sao để vừa có thể tranh thủ, tận dụng được những cơ hội, tiếp thu cái mới, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế – xã hội nhằm nhanh chóng đưa nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, vừa có thể bảo vệ được lợi ích của đất nước, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải có sự đổi mới, chuyển đổi đồng bộ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, ra đời trong quá trình phản ánh, khái quát hiện thực khách quan từ góc nhìn pháp luật. Mặc dù là cái bị quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển, ý thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tồn tại xã hội. Thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh rằng, quá trình phát triển xã hội dựa vào luật pháp – sản phẩm của ý thức pháp luật – luôn mang lại những kết quả thiết thực và rất có ý nghĩa. Trong thời gian qua, ý thức pháp luật Việt Nam đã từng bước phản ánh, khái quát hoá những yêu cầu khách quan của các quan hệ xã hội mà ở đó, cần có sự điều chỉnh của luật pháp, thể hiện những tư tưởng, tình cảm, thái độ tôn trọng và tích cực đối với các vấn đề có liên quan đến đời sống pháp luật nước ta, đến những đòi hỏi do thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận một thực tế là, thực trạng chung của ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, trong đó hạn chế lớn nhất là không theo kịp sự biến đổi của tồn tại xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở, và trong nhiều trường hợp, còn kìm hãm, làm chậm bước phát triển của hiện thực. Vì thế, để cho ý thức có thể vận động theo kịp với sự biến đổi của xã hội, phản ánh đúng đắn hiện thực, đóng vai trò mở đường cho thực tiễn phát triển, chúng ta cần phải đổi mới ý thức, nâng cao tính tích cực, chủ động của nó trong hoạt động thực tiễn. Nhưng, để đổi mới ý thức pháp luật, chúng ta không thể bắt đầu từ những ý muốn tốt đẹp một cách chủ quan. Ý thức pháp luật chỉ có được những đổi mới thực sự, đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đặt ra, khi nó xuất phát từ chính những đòi hỏi của thực tiễn và nhận thức. Chỉ có bắt đầu từ chính sự biến đổi, phát triển của hiện thực với tư cách những tiền đề khách quan, từ những đòi hỏi của quá trình nhận thức với tư cách những tiền đề chủ quan, chúng ta mới có thể lý giải được tính tất yếu và những nội dung cần đổi mới của ý thức pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn được đề cập tới ba vấn đề: một là, tại sao phải đổi mới ý thức pháp luật; hai là, phải đổi mới cái gì trong ý thức pháp luật; và ba là,những xu hướng đổi mới của ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 1. Tại sao phải đổi mới ý thức pháp luật. Xét từ khía cạnh triết học, có hai nguyên nhân dẫn đến việc phải đổi mới ý thức pháp luật. Một là, hiện thực mà ý thức phản ánh đã thay đổi và do vậy, muốn phản ánh đúng hiện thực, ý thức phải biến đổi theo. Đây là nguyên nhân xuất phát từ vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức. Hai là, chính sự vận động, biến đổi và phát triển của bản thân ý thức pháp luật cũng đặt ra những yêu cầu tất yếu phải đổi mới nó. Đây là nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân ý thức, mặc dù, xét đến cùng, nó vẫn bị chi phối bởi hiện thực khách quan, nhưng với tính độc lập tương đối của mình, bản thân sự vận động, biến đổi và phát triển của ý thức cũng đặt ra những yêu cầu khách quan cho việc phải đổi mới chính mình. Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội từ góc độ pháp luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có giai cấp. Theo đó, ý thức pháp luật và pháp luật là những bộ phận của kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định và bị chi phối bởi các yếu tố trong cơ sở hạ tầng mà quan trọng nhất là các điều kiện kinh tế. Vì thế, những nội dung của ý thức pháp luật và những quy định của pháp luật, xét đến cùng, chính là sự phản ánh đời sống hiện thực khách quan, phản ánh sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống mà trong đó, ý thức pháp luật và pháp luật thể hiện ra. Chính vì vậy, các nhà lập pháp không thể tuỳ tiện sáng tạo ra pháp luật, mà phải chịu sự chi phối của các yêu cầu khách quan phát sinh trong các quan hệ xã hội. Về điều này, C.Mác đã khẳng định: “Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm rapháp luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp là vô cùng tuỳ tiện, nếu như ông ta thay thế bản ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nướcTài liệu liên quan:
-
112 trang 300 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 232 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 229 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 158 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 149 0 0 -
57 trang 140 0 0
-
214 trang 132 0 0
-
11 trang 116 0 0