Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay - Dương Chí Thiện
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 188.60 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hình thức chia ruộng đất hiện nay đối với người cao tuổi, vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nông thôn,... là những nội dung chính trong bài viết "Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay - Dương Chí Thiện Xã hội học số 4 (56). 1996 57 Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay DƯƠNG CHÍ THIỆN Tìm hiểu một số tác động chủ yếu của chính sách ruộng đất đang tạo ra những điều kiện thuận lợi nào và những điểm hạn chế nào trong quá trình hình thành hệ thống an sinh xã hội mới đối với người cao tuổi ở nông thôn và phù hợp dần với sự đổi mới chung của nền kinh tế - xã hội nước ta là vấn đề chúng tôi nêu lên để mong nhận được những ý kiến trao đổi. 1. Hình thức chia ruộng đất hiện nay đối với người cao tuổi: Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho người nông dân của Đảng và Nhà nước ta, hầu hết ở các vùng nông thôn đã tiến hành chia lại ruộng đất cho nông dân theo phương thức: tính tổng quĩ đất trừ đi từ 5% đến 7% tổng quĩ đất để làm quĩ đất chi phí cho hoạt động của bộ máy chính quyền xã và các loại phúc lợi xã hội trong xã, còn lại đem chia đều bình quân theo đầu người hiện có tại thời điểm chia lại ruộng đất. Như thế mỗi người cao tuổi cũng được cấp một suất đất ruộng như mọi đối tượng khác, tuỳ theo điều kiện tổng quĩ đất cụ thể của từng địa phương mà mỗi suất đất tương ứng sẽ nhiều hay ít (tại điểm khảo sát : xã Tuấn Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng, bình quân mỗi suất đất bằng 1 sào 2 thước Bắc Bộ tức là 408 m2). cách chia đất ruộng trong khoản 10 được thực hiện theo phương thức lấy tổng quĩ đất trừ đi diện tích đất dành để đấu thầu (khoảng 30 đến 35% tổng quĩ đất), còn lại chia bình quân cho số lao động chính và lao động phụ trong xã, với tiêu chuẩn 1 lao động chính bằng 2 lao động phụ. Lao động phụ được tính là người nông dân hết tuổi lao động (nam từ 60 tuổi và nữ từ 55 tuổi trở lên) và trẻ em chưa đến tuổi lao động (dưới 15 tuổi). Tại điểm nghiên cứu, theo cách chia ruộng trong khoán 10 mỗi người cao tuổi chỉ được 13 thước Bắc bộ tức là bằng 312 m2. Mặt khác, theo luật đất đai hiện hành, trên diện tích đất ruộng được cấp người cao tuổi có những quyền căn bản mà trước đây không thể có, đó là quyền được tự chủ sản xuất (trồng trọt), quyền được chuyển nhượng và quyền được cho con cháu thừa kế diện tích đất được cấp. Bên cạnh đó người cao tuổi thuộc diện chính sách (thương binh, cha mẹ liệt sỹ cô đơn ...) còn được xã ưu tiên cấp đất tốt gần nơi ở và xã đang đề nghị nhà nước miễn giảm 50% thuế nông nghiệp cho những đối tượng này. Đối với những người thuộc diện về hưu, (trừ số cán bộ xã cũ nghỉ hưu có lương của nhà nước thì xã cũng xem xét cụ thể và có chia một phần đất ruộng cho những người có mức lương hưu quá thấp (dưới 30.000 đ/tháng) bằng 1/2 định suất đất hiện tại. Có thể quan sát thấy trên thực tế cũng như phỏng vấn sâu ở thời điểm nghiên cứu nắm 1995 rất ít người cao tuổi phải ra đồng làm ruộng. Đa số các cụ hết tuổi lao động và có con cháu ở gần Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 58 Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ... đều làm những việc vặt trong nhà hay làm kinh tế phụ gia đình bởi ruộng của họ đã có các con cháu làm rồi. Chỉ còn một số rất ít cụ già hiện vẫn còn tương đối khoẻ mạnh và muốn làm ruộng hoặc không có con cháu sống cùng hoặc cô đơn thì mới phải ra đồng làm ruộng. Cũng có một vài cụ vì sức khoẻ quá yếu hay đã có người khác thu nhập ổn định thì cho người khác cấy rẽ ruộng của mình. Đối với các cụ đã có con cháu làm ruộng giúp, khi được hỏi về năng suất cây trồng bình quân của thửa ruộng của các cụ so với năng suất cây trồng chung của các hộ khác trong xã thì không có chênh lệch đáng kể. Trên danh nghĩa các cụ phải chịu mọi chi phí và thuế nông nghiệp đối với thửa ruộng được cấp, công lao động do các con cháu làm giúp, phần lợi nhuận do các cụ hưởng. Nhưng trên thực tế phần lớn con cháu đã giúp công còn giúp luôn cả chi phí khác nữa 2. Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nông thôn: Trước đây trong cơ chế bao cấp cũ (trước năm 1988). người cao tuổi sống ở nông thôn được hợp tác xã cấp cho một định lượng lương thực theo tiêu chuẩn ổn định hàng tháng (13 kg gạo/tháng - khảo sát lại xã Tuấn Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng). Việc hợp tác xã thường xuyên phải tìm mọi cách để cân đối đầy đủ và cứng cáp kịp thời số lượng lương thực ít ỏi đó đến tay các cụ cao tuổi, trong tình hình luôn luôn thiếu lương thực và việc quản lý lương thực chặt chẽ như trước đây, đã là một gánh nặng và rất khó khăn cho chính quyền địa phương. Mặc dù có làm tốt công tác này đến đâu cũng vẫn bị động và luôn mang những tai tiếng chê trách từ nhiều phía. Bản thân các cụ, đôi lúc cũng không hài lòng và thậm chí còn phẫn nộ nếu có những sơ xuất từ phía chính quyền hợp tác xã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay - Dương Chí Thiện Xã hội học số 4 (56). 1996 57 Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay DƯƠNG CHÍ THIỆN Tìm hiểu một số tác động chủ yếu của chính sách ruộng đất đang tạo ra những điều kiện thuận lợi nào và những điểm hạn chế nào trong quá trình hình thành hệ thống an sinh xã hội mới đối với người cao tuổi ở nông thôn và phù hợp dần với sự đổi mới chung của nền kinh tế - xã hội nước ta là vấn đề chúng tôi nêu lên để mong nhận được những ý kiến trao đổi. 1. Hình thức chia ruộng đất hiện nay đối với người cao tuổi: Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho người nông dân của Đảng và Nhà nước ta, hầu hết ở các vùng nông thôn đã tiến hành chia lại ruộng đất cho nông dân theo phương thức: tính tổng quĩ đất trừ đi từ 5% đến 7% tổng quĩ đất để làm quĩ đất chi phí cho hoạt động của bộ máy chính quyền xã và các loại phúc lợi xã hội trong xã, còn lại đem chia đều bình quân theo đầu người hiện có tại thời điểm chia lại ruộng đất. Như thế mỗi người cao tuổi cũng được cấp một suất đất ruộng như mọi đối tượng khác, tuỳ theo điều kiện tổng quĩ đất cụ thể của từng địa phương mà mỗi suất đất tương ứng sẽ nhiều hay ít (tại điểm khảo sát : xã Tuấn Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng, bình quân mỗi suất đất bằng 1 sào 2 thước Bắc Bộ tức là 408 m2). cách chia đất ruộng trong khoản 10 được thực hiện theo phương thức lấy tổng quĩ đất trừ đi diện tích đất dành để đấu thầu (khoảng 30 đến 35% tổng quĩ đất), còn lại chia bình quân cho số lao động chính và lao động phụ trong xã, với tiêu chuẩn 1 lao động chính bằng 2 lao động phụ. Lao động phụ được tính là người nông dân hết tuổi lao động (nam từ 60 tuổi và nữ từ 55 tuổi trở lên) và trẻ em chưa đến tuổi lao động (dưới 15 tuổi). Tại điểm nghiên cứu, theo cách chia ruộng trong khoán 10 mỗi người cao tuổi chỉ được 13 thước Bắc bộ tức là bằng 312 m2. Mặt khác, theo luật đất đai hiện hành, trên diện tích đất ruộng được cấp người cao tuổi có những quyền căn bản mà trước đây không thể có, đó là quyền được tự chủ sản xuất (trồng trọt), quyền được chuyển nhượng và quyền được cho con cháu thừa kế diện tích đất được cấp. Bên cạnh đó người cao tuổi thuộc diện chính sách (thương binh, cha mẹ liệt sỹ cô đơn ...) còn được xã ưu tiên cấp đất tốt gần nơi ở và xã đang đề nghị nhà nước miễn giảm 50% thuế nông nghiệp cho những đối tượng này. Đối với những người thuộc diện về hưu, (trừ số cán bộ xã cũ nghỉ hưu có lương của nhà nước thì xã cũng xem xét cụ thể và có chia một phần đất ruộng cho những người có mức lương hưu quá thấp (dưới 30.000 đ/tháng) bằng 1/2 định suất đất hiện tại. Có thể quan sát thấy trên thực tế cũng như phỏng vấn sâu ở thời điểm nghiên cứu nắm 1995 rất ít người cao tuổi phải ra đồng làm ruộng. Đa số các cụ hết tuổi lao động và có con cháu ở gần Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 58 Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ... đều làm những việc vặt trong nhà hay làm kinh tế phụ gia đình bởi ruộng của họ đã có các con cháu làm rồi. Chỉ còn một số rất ít cụ già hiện vẫn còn tương đối khoẻ mạnh và muốn làm ruộng hoặc không có con cháu sống cùng hoặc cô đơn thì mới phải ra đồng làm ruộng. Cũng có một vài cụ vì sức khoẻ quá yếu hay đã có người khác thu nhập ổn định thì cho người khác cấy rẽ ruộng của mình. Đối với các cụ đã có con cháu làm ruộng giúp, khi được hỏi về năng suất cây trồng bình quân của thửa ruộng của các cụ so với năng suất cây trồng chung của các hộ khác trong xã thì không có chênh lệch đáng kể. Trên danh nghĩa các cụ phải chịu mọi chi phí và thuế nông nghiệp đối với thửa ruộng được cấp, công lao động do các con cháu làm giúp, phần lợi nhuận do các cụ hưởng. Nhưng trên thực tế phần lớn con cháu đã giúp công còn giúp luôn cả chi phí khác nữa 2. Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nông thôn: Trước đây trong cơ chế bao cấp cũ (trước năm 1988). người cao tuổi sống ở nông thôn được hợp tác xã cấp cho một định lượng lương thực theo tiêu chuẩn ổn định hàng tháng (13 kg gạo/tháng - khảo sát lại xã Tuấn Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng). Việc hợp tác xã thường xuyên phải tìm mọi cách để cân đối đầy đủ và cứng cáp kịp thời số lượng lương thực ít ỏi đó đến tay các cụ cao tuổi, trong tình hình luôn luôn thiếu lương thực và việc quản lý lương thực chặt chẽ như trước đây, đã là một gánh nặng và rất khó khăn cho chính quyền địa phương. Mặc dù có làm tốt công tác này đến đâu cũng vẫn bị động và luôn mang những tai tiếng chê trách từ nhiều phía. Bản thân các cụ, đôi lúc cũng không hài lòng và thậm chí còn phẫn nộ nếu có những sơ xuất từ phía chính quyền hợp tác xã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vấn đề ruộng đất An sinh xã hội Người già ở nông thôn Hình thức chia ruộng đất Chia ruộng đất Người cao tuổiTài liệu liên quan:
-
6 trang 193 0 0
-
4 trang 180 0 0
-
8 trang 136 0 0
-
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 115 0 0 -
13 trang 108 0 0
-
13 trang 92 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 trang 80 0 0 -
Khảo sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy
5 trang 65 0 0 -
Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi
7 trang 64 0 0 -
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 62 0 0