Mê Kông
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mê KôngMê Kông. Mê Kông (Cửu Long) Lan Thương giang, Mê Khoỏng, Mê Nam, Tonle Thom Sông Trung Quốc, Myanma,Các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam Nguồn Suối Lasagongma Núi Guozongmucha, Thanh Hải,- Vị trí Trung Quốc- Cao độ 5.224 m (17.139 ft)- Tọa độ 33°42′31″N 94°41′44″E Cửa sông đồng bằng sông Cửu Long- cao độ 0 m (0 ft) Chiều dài 4.880 km (3.000 mi) Lưu vực 795.000 Km² (307.000 mi²) Lưu lượng tại biển Đông- trung bình 16.000 m³/s (570.000 ft³/s)- tối đa 39.000 m³/s (1,4E+6 ft³/s)Dòng sông Mê kôngSông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy quaLào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới(lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ cóthể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông MêKông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Sông này xuất phát từvùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua cácnước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc)nằm trong Ủy ban sông Mê Kông. Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn dodòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớnnếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhậpđiền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độdao dộng cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) đem lại nhiều tốt đẹp cho lối canhtác ruộng lúa ngập cho nhiều vùng rộng lớn.Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò diều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồthiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - người Việt thường gọi là Biển Hồ [1].Dòng chảyNgười Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc (Dzanak chu) vànhánh bắc (Dzakar chu). Nhánh tây bắc được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug với chiều dài87,75 km. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m - kinh tuyếnđông 94°4144, vỉ tuyến bắc 33°4231, gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km[2]. Đầunguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. Năm 1994, mộtphái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía Bắc đồng lúc phái đoàn Pháp, do M. Peissel cầmđầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mụch đích: chứng minh nguồn mạch chính của sông MêKông. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa,Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc nhánh bắc[3]. Các con số vềđộ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km[4] đến 4.850 km[1].Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi làDza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc (ứ t ; bính âm: Zā Qū), và nói chung được gọi là LanThương Giang trong tiếng Hán ( ( r ; bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-tsang Chiang), có nghĩalà con sông cuộn sóng. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc (ộ , ; bính âm: Áng Qū)ở gần Xương Đô (ơ n ; bính âm: Chāngdū) tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻmnúi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển.Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tạiđiểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam giác vàng. Điểm này cũng làđiểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mê Kông.Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nóđược người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong (Mènam nghĩa là sông). Sử Việt Nam thì gọilà Sông Khung. Ngoài ra một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mê Kông bắt nguồn từ Điện Biên, đó là sông PaThơm do sông Nậm Rốn thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nógặp nhánh sông Mê Kông ở BanChum. Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảyxiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ởđó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.Bản đồ lưu vực sông MekongCon sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại làmột đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: MènamMun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giớiCampuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giaothông bằng đường thủy.Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông lớn). Vùng nước chảy xiếtSambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lêSáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vàoTông-lê Sáp.Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là HậuGiang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả haiđều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗisông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.Cảnh sông Mê Kông trước hoàng hôn tại biên giới Lào-Thái LanLịch sửSự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội địa lý-địa danh mê kông vị trí địa lý dòng chảyGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 131 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
1 trang 70 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 64 0 0 -
11 trang 45 0 0
-
29 trang 40 0 0
-
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
14 trang 34 0 0 -
Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1
126 trang 32 0 0 -
Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế
12 trang 32 0 0 -
Khoa học luận - Một số vấn đề cơ bản (Dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 1
86 trang 32 0 0 -
Đồ án Môn học: Tự động hóa sản xuất
25 trang 32 0 0 -
Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Thông tin thư mục
144 trang 32 0 0 -
Sự khác biệt văn hóa - Khoa học nhân học: Phần 1
71 trang 31 0 0 -
Undergraduate Students' Attitude Towards Learning English
7 trang 30 0 0 -
4 trang 30 0 0
-
Sưu tầm truyện thơ của người Mường
6 trang 30 0 0