Một số đề xuất cho thị trường tái bảo hiểm Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 518.22 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích sơ bộ về thị trường tái bảo hiểm Việt Nam, nêu lên những thực trạng, tồn tại, qua đó kiến nghị một số giải pháp với các cơ quan quản lý và các DNBH/tái bảo hiểm trong nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất cho thị trường tái bảo hiểm Việt Nam MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM VIỆT NAM Hoàng Tú Anh Trưởng ban Kinh doanh Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) Tóm tắt Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào tốc độ tăng trưởng GDP khá cao. Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng phí bảo hiểm phi nhân thọ đều vượt mức tăng trưởng GDP với biên độ đáng kể. Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020 đạt 55.807 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ giữ lại chiếm khoảng 68%, đồng nghĩa với việc phần rủi ro các doanh nghiệp này tự chịu; 32% còn lại các DNBH nhượng lại cho các nhà tái bảo hiểm để san sẻ bớt rủi ro. Điều này hình thành nên một thị trường thứ cấp phía sau, đó là thị trường tái bảo hiểm. Đà tăng trưởng khá khả quan của nền kinh tế cùng với sự linh hoạt của các DNBH trong việc đánh giá rủi ro đã thúc đẩy thị trường tái bảo hiểm Việt Nam thời gian gần đây trở nên sôi động. Quy mô thị trường tái bảo hiểm Việt Nam năm 2020 đạt mức 20.000 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2019. Các nhà tái bảo hiểm nước ngoài nắm giữ 83%, phần còn lại thuộc về Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam – VINARE (thành lập năm 1994) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI – PVI Re (thành lập năm 2011). Tuy vậy, có một thực tế là thị phần của các nhà tái bảo hiểm nội địa vẫn luôn “lép vế” so với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, cho dù có sự cải thiện. Thị trường Việt Nam vẫn đang thu xếp tái bảo hiểm theo các phương pháp truyền thống, chủ yếu là tái bảo hiểm tỷ lệ. Các hình thức hợp đồng chịu rủi ro chung (Pool), tái bảo hiểm tài chính hoặc chuyển giao rủi ro thay thế (ART) không phổ biến và chưa xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam. Với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và tái bảo hiểm nói riêng, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước còn rất nhiều dư địa để mở rộng và phát triển cũng như nâng cao thị phần. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước cần nâng cao vị thế, năng lực của mình qua việc đẩy mạnh tăng vốn, nâng mức xếp hạng tín nhiệm, cơ cấu tổ chức quản lý theo chuẩn quốc tế, xây dựng chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chặt chẽ, đa dạng hóa danh mục rủi ro… Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, bộ, ngành là yếu tố quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước nâng cao cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đẩy mạnh phát triển thị trường bảo 89 hiểm/tái bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và ngày càng chuyên môn hóa cao và chuyên nghiệp hơn. Bài viết phân tích sơ bộ về thị trường tái bảo hiểm Việt Nam, nêu lên những thực trạng, tồn tại, qua đó kiến nghị một số giải pháp với các cơ quan quản lý và các DNBH/tái bảo hiểm trong nước. Từ khóa: Tái bảo hiểm, thị trường tái bảo hiểm 1. Tổng quan thị trường tái bảo hiểm Việt Nam 1.1. Quy mô thị trường Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển. Năm 2020, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 55.807 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng phí bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm gần đây là sự tăng trưởng GDP và hoạt động công nghiệp, thương mại liên quan; sự ra đời của các quy định bảo hiểm bắt buộc mới cùng với sự mở rộng của các quy định bảo hiểm bắt buộc hiện hành; cùng với đó là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu – những người có khả năng và sẵn sàng mua bảo hiểm cho tài sản của họ. Với đà tăng trưởng khá khả quan của nền kinh tế cùng với sự linh hoạt của các DNBH trong việc đánh giá rủi ro đã thúc đẩy thị trường tái bảo hiểm Việt Nam thời gian gần đây trở nên sôi động. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng phí nhượng tái đạt khoảng 15%/năm. Giai đoạn 2020 - 2024, nhu cầu về tái bảo hiểm trên thế giới cũng như tại Việt Nam tiếp tục tăng. Theo đó, mức phí tái bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số. Hình 1. Phí nhượng tái thị trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 90 Hoạt động tái bảo hiểm phát triển sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tái bảo hiểm với các doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đến từ châu Âu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ mở ra một dòng đầu tư lớn có chất lượng từ các quốc gia phát triển, nơi có nhiều DNBH sẽ phải chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, nơi khách hàng của họ đến Việt Nam đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 1.2. Thị phần doanh thu Trên thị trường Việt Nam, hiện có hai doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước là Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam – VINARE và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI – PVI Re. VINARE được thành lập năm 1994 và cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2006. Cổ đông chính của VINARE là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Swiss Re là cổ đông lớn thứ hai và là đối tác chiến lược của VINARE. PVI Re – công ty con của PVI Holdings, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 2011. PVI Re tăng vốn điều lệ l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất cho thị trường tái bảo hiểm Việt Nam MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM VIỆT NAM Hoàng Tú Anh Trưởng ban Kinh doanh Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) Tóm tắt Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào tốc độ tăng trưởng GDP khá cao. Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng phí bảo hiểm phi nhân thọ đều vượt mức tăng trưởng GDP với biên độ đáng kể. Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020 đạt 55.807 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ giữ lại chiếm khoảng 68%, đồng nghĩa với việc phần rủi ro các doanh nghiệp này tự chịu; 32% còn lại các DNBH nhượng lại cho các nhà tái bảo hiểm để san sẻ bớt rủi ro. Điều này hình thành nên một thị trường thứ cấp phía sau, đó là thị trường tái bảo hiểm. Đà tăng trưởng khá khả quan của nền kinh tế cùng với sự linh hoạt của các DNBH trong việc đánh giá rủi ro đã thúc đẩy thị trường tái bảo hiểm Việt Nam thời gian gần đây trở nên sôi động. Quy mô thị trường tái bảo hiểm Việt Nam năm 2020 đạt mức 20.000 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2019. Các nhà tái bảo hiểm nước ngoài nắm giữ 83%, phần còn lại thuộc về Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam – VINARE (thành lập năm 1994) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI – PVI Re (thành lập năm 2011). Tuy vậy, có một thực tế là thị phần của các nhà tái bảo hiểm nội địa vẫn luôn “lép vế” so với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, cho dù có sự cải thiện. Thị trường Việt Nam vẫn đang thu xếp tái bảo hiểm theo các phương pháp truyền thống, chủ yếu là tái bảo hiểm tỷ lệ. Các hình thức hợp đồng chịu rủi ro chung (Pool), tái bảo hiểm tài chính hoặc chuyển giao rủi ro thay thế (ART) không phổ biến và chưa xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam. Với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và tái bảo hiểm nói riêng, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước còn rất nhiều dư địa để mở rộng và phát triển cũng như nâng cao thị phần. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước cần nâng cao vị thế, năng lực của mình qua việc đẩy mạnh tăng vốn, nâng mức xếp hạng tín nhiệm, cơ cấu tổ chức quản lý theo chuẩn quốc tế, xây dựng chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chặt chẽ, đa dạng hóa danh mục rủi ro… Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, bộ, ngành là yếu tố quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước nâng cao cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đẩy mạnh phát triển thị trường bảo 89 hiểm/tái bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và ngày càng chuyên môn hóa cao và chuyên nghiệp hơn. Bài viết phân tích sơ bộ về thị trường tái bảo hiểm Việt Nam, nêu lên những thực trạng, tồn tại, qua đó kiến nghị một số giải pháp với các cơ quan quản lý và các DNBH/tái bảo hiểm trong nước. Từ khóa: Tái bảo hiểm, thị trường tái bảo hiểm 1. Tổng quan thị trường tái bảo hiểm Việt Nam 1.1. Quy mô thị trường Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển. Năm 2020, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 55.807 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng phí bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm gần đây là sự tăng trưởng GDP và hoạt động công nghiệp, thương mại liên quan; sự ra đời của các quy định bảo hiểm bắt buộc mới cùng với sự mở rộng của các quy định bảo hiểm bắt buộc hiện hành; cùng với đó là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu – những người có khả năng và sẵn sàng mua bảo hiểm cho tài sản của họ. Với đà tăng trưởng khá khả quan của nền kinh tế cùng với sự linh hoạt của các DNBH trong việc đánh giá rủi ro đã thúc đẩy thị trường tái bảo hiểm Việt Nam thời gian gần đây trở nên sôi động. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng phí nhượng tái đạt khoảng 15%/năm. Giai đoạn 2020 - 2024, nhu cầu về tái bảo hiểm trên thế giới cũng như tại Việt Nam tiếp tục tăng. Theo đó, mức phí tái bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số. Hình 1. Phí nhượng tái thị trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 90 Hoạt động tái bảo hiểm phát triển sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tái bảo hiểm với các doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đến từ châu Âu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ mở ra một dòng đầu tư lớn có chất lượng từ các quốc gia phát triển, nơi có nhiều DNBH sẽ phải chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, nơi khách hàng của họ đến Việt Nam đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 1.2. Thị phần doanh thu Trên thị trường Việt Nam, hiện có hai doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước là Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam – VINARE và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI – PVI Re. VINARE được thành lập năm 1994 và cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2006. Cổ đông chính của VINARE là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Swiss Re là cổ đông lớn thứ hai và là đối tác chiến lược của VINARE. PVI Re – công ty con của PVI Holdings, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 2011. PVI Re tăng vốn điều lệ l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường tái bảo hiểm Tái bảo hiểm Bảo hiểm phi nhân thọ Quy mô thị trường bảo hiểm Quy định về phí bảo hiểm Doanh nghiệp tái bảo hiểmTài liệu liên quan:
-
32 trang 191 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần môn Bảo hiểm - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
6 trang 126 0 0 -
3 trang 59 0 0
-
308 trang 52 0 0
-
Giáo trình Kinh tế bảo hiểm: Phần 2 - TS. Phạm Thị Định
161 trang 47 0 0 -
Ngành bảo hiểm Việt Nam: Những thách thức trong thời kỳ hội nhập
16 trang 40 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Đặng Bửu Kiếm
25 trang 40 0 0 -
Vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
8 trang 36 0 0 -
114 trang 36 0 0
-
152 trang 33 0 0