Danh mục

Vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 827.79 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến quá trình phát triển và vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Bài viết tìm hiểu về vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu như quy mô thị trường bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; tỷ lệ phần trăm đóng góp vào GDP của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ThS. Hoàng Văn Tuấn TÓM TẮT Bài viết đề cập đến quá trình phát triển và vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả trong và ngoài nước, thông qua phân tích các số liệu thứ cấp, bài viết tìm hiểu về vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu như quy mô thị trường bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; tỷ lệ phần trăm đóng góp vào GDP của Việt Nam; các chỉ tiêu phản ánh đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội cũng như giải quyết việc làm cho xã hội trong giai đoạn 2000 đến 2021. Từ khóa: Bảo hiểm, Tăng trưởng kinh tế, Việt Nam. ASTRAT THE ROLE OF INSURANCE FOR ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM The article discusses the development process and the role of the insurance industry in the economic development of Vietnam. Based on researches on this issue by domestic and foreign authors, through analysis of secondary data, the article explores the role of the insurance industry in the economy through indicators such as: insurance market size, life and non-life insurance premiums; percentage of contribution to Vietnam's GDP; The indicators reflect contributions to socio-economic stability as well as job creation for the society in the period 2000 to 2021. Keywords: Insurance, Economic growth, Vietnam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực bảo hiểm đã chứng minh bảo hiểm có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội cũng như sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Với vai trò như là một định chế tài chính trung gian, bảo hiểm có vai trò to lớn trong việc huy động các nguồn lực xã hội thông qua việc tạo lập các quỹ tài chính lớn, thông qua các hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm, lượng tiền tệ này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế trên nhiều khía cạnh như thị trường bất động sản, thị trường vốn và đặc biệt là thị trường chứng khoán...góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động bảo hiểm còn có ảnh hưởng đến việc góp phần hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư cũng như người tham gia bảo hiểm. Để có sự nhìn nhận tổng quan về những đóng góp, tác động của lĩnh vực bảo hiểm đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2021, thông qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước về mối quan hệ giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế, dựa vào số liệu thống kê về thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2000 – 2021 của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài Chính, bài viết tổng hợp các nghiên cứu trước cũng như tìm hiểu mối tương quan giữa thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở lý luận + Tác động của phát triển của ngành bảo hiểm đến tăng trưởng kinh tế. 437 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia có mối tương quan với nhau, các nghiên cứu cũng cho thấy lĩnh vực bảo hiểm có vai trò và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của các quốc gia (Chang, Lee, 2014; Pradhan, Arena, 2008). Ngành bảo hiểm thực hiện hai vai trò chính trên thị trường: thứ nhất là chuyển dịch và bồi thường rủi ro khi có bất trắc xảy ra; thứ hai là, hoạt động như một nhà đầu tư tổ chức huy động tiền từ người mua bảo hiểm để tái đầu tư vào nên kinh tế thông qua các kênh trái phiếu Chính phủ hoặc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Các hoạt động bảo hiểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc đảm bảo sự ổn định về tài chính, thúc đẩy các hoạt động trao đổi thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và góp phần vào việc phân phối vốn đầu tư hiệu quả hơn (Pradhan, Kiran, Dash, Chatterjee, Zaki, và Maradana, 2015; Pradhan, Arvin, và Norman, 2015; Liu và Lee, 2014; Cristea, Marcu, và Carastina, 2014). Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế mà không xem xét đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm sẽ tạo ra phân tích tăng trưởng bị sai lệch (Pradhan và cộng sự, 2015). Theo Lee (2011), tác động của lĩnh vực bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế là gián tiếp vì hiệu quả của hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố quyết định hàng đầu ở đây. Lee và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng, ngành bảo hiểm toàn cầu đã phát triển từ năm 1950 và có mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa GDP và phí bảo hiểm nhân thọ. Theo Cistea và cộng sự (2014), bảo hiểm đã trở thành một thành phần chính và đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp bảo hiểm vượt quá 10% do tăng trưởng kinh tế cao hơn ở quốc gia đó. Theo Dash và cộng sự, (2018), Liu và cộng sự (2014), kết luận rằng tăng trưởng thị trường bảo hiểm có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích tiết kiệm dưới dạng tài sản tài chính, tạo điều kiện cho nguồn vốn mạnh. Haiss và Sumegi (2008) chỉ ra rằng, doanh thu phí bảo hiểm có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. + Mối quan hệ hai chiều giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế Theo Dash và cộng sự (2018) cho rằng, sự phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế phụ luộc lẫn nhau và chúng có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Alhassan và Biekpe (2016) công nhận mối quan hệ nhân quả lâu dài giữa hoạt động bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế ở Ken ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: