Ngành bảo hiểm Việt Nam: Những thách thức trong thời kỳ hội nhập
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 949.08 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bảo hiểm luôn là lĩnh vực được các quốc gia đặc biệt quan tâm vì đây là ngành cung cấp dịch vụ phòng vệ rủi ro cho các cá nhân và tổ chức trước những bất ổn của cuộc sống và kinh doanh. Mặc dù thị trường bảo hiểm Việt Nam mới được hoạt động trở lại từ cuối năm 1993, song thời gian qua đã có được sự tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo sẽ là thị trường nhiều tiềm năng trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành bảo hiểm Việt Nam: Những thách thức trong thời kỳ hội nhập NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Thị Minh Thảo1 ThS. Ngô Thùy Dung2 ThS. Đặng Thu Trang3 Tóm tắt Bảo hiểm luôn là lĩnh vực được các quốc gia đặc biệt quan tâm vì đây là ngành cung cấp dịch vụ phòng vệ rủi ro cho các cá nhân và tổ chức trước những bất ổn của cuộc sống và kinh doanh. Mặc dù thị trường bảo hiểm Việt Nam mới được hoạt động trở lại từ cuối năm 1993, song thời gian qua đã có được sự tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo sẽ là thị trường nhiều tiềm năng trong tương lai. Theo báo cáo của Công ty Milliman (một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn trong đó có lĩnh vực bảo hiểm), tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của thị trường ASEAN vẫn còn thấp so với các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, Singapore là quốc gia phát triển nhất về bảo hiểm trong khối ASEAN cũng chỉ đạt tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 4,8% GDP, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 12,1% của Hồng Kông và 8% của Nhật Bản. Đa số các quốc gia còn lại của ASEAN đều có tỷ lệ dưới 2%. Bối cảnh đó mở ra một cơ hội lớn cho thị trường bảo hiểm nhân thọ mở rộng thị phần. Tại Việt Nam, sự chênh lệch giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ có thể thấy rõ qua số lượng doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có 29 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hoạt động (trong đó có 12 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài) và một chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Năm công ty bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu thị trường đều là các công ty của Việt Nam (100% Việt Nam hoặc công ty cổ phần mà cổ đông trong nước chiếm tỷ lệ sở hữu chi phối). Ngược lại, trong số 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động, chỉ có 1 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp còn lại có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Trong năm công ty có thị phần dẫn đầu thị trường (chiếm xấp xỉ 90% thị phần) chỉ có 1 công ty của Việt Nam là Bảo Việt Nhân Thọ. Như vậy có thể thấy lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam có tiềm năng phát triển nhưng đồng thời cũng đứng trước rất nhiều thách thức vô cùng lớn sau khi nước ta gia nhập WTO (2006), AEC và TPP (2015). Từ khóa: Bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ 1, 2, 3 Trường Đại học Thương mại. Email của tác giả chính: minhthaodhtm@gmail.com 407 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm là cách thức chuyển giao rủi ro một cách công bằng từ một cá thể này sang một nhóm cá thể thông qua phí bảo hiểm. Đây được coi là một giải pháp chủ yếu để phòng vệ trước những rủi ro ngẫu nhiên hoặc không lường trước được. Các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) với chức năng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, là đầu mối giúp người mua bảo hiểm thiết lập nguồn phòng vệ và cùng san sẻ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc Việt Nam gia nhập WTO (2007), AEC (2015), TPP (2015) đã đưa thị trường và ngành bảo hiểm Việt Nam đến với những cơ hội và rất nhiều thách thức. Mặc dù, sau hơn 20 năm tự do hóa, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có được mức tăng trưởng mạnh với CAGR hàng năm đạt 15% trong giai đoạn 2005 - 2015. Tính tới ngày 31/12/2015 ngành bảo hiểm Việt Nam có 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể giữa Top 3 công ty lớn nhất với các công ty còn lại trong ngành. Thêm nữa, thị trường bảo hiểm đang có sự cạnh tranh rất mạnh giữa các DNBH nhằm giành giật thị phần ở tất cả các thị trường bảo hiểm: nhân thọ, phi nhân thọ và tái bảo hiểm, cũng là vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang có sự hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. 2. Các cam kết hội nhập của Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm 2.1. Cam kết của Việt Nam trong WTO Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dấu mốc quan trọng trong lộ trình hội nhập quốc tế. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm gồm: (1) Các cam kết chung đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài: được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; nếu đáp ứng đủ các điều kiện được phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; được phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm; được phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam không vượt quá tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất theo dự án đầu tư của mình. 408 (2) Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm: DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm vào Việt Nam đối với: dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ vận tải quốc tế, bao gồm vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thương mại quốc tế (cả phương tiện, hàng hóa vận chuyển và bất kì trách nhiệm nào phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế; dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường. DNBH có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: kể từ ngày 1/1/2008 các DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Chi nhánh của DNBH nước ngoài: sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, DNBH nước ngoài được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành bảo hiểm Việt Nam: Những thách thức trong thời kỳ hội nhập NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Thị Minh Thảo1 ThS. Ngô Thùy Dung2 ThS. Đặng Thu Trang3 Tóm tắt Bảo hiểm luôn là lĩnh vực được các quốc gia đặc biệt quan tâm vì đây là ngành cung cấp dịch vụ phòng vệ rủi ro cho các cá nhân và tổ chức trước những bất ổn của cuộc sống và kinh doanh. Mặc dù thị trường bảo hiểm Việt Nam mới được hoạt động trở lại từ cuối năm 1993, song thời gian qua đã có được sự tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo sẽ là thị trường nhiều tiềm năng trong tương lai. Theo báo cáo của Công ty Milliman (một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn trong đó có lĩnh vực bảo hiểm), tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của thị trường ASEAN vẫn còn thấp so với các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, Singapore là quốc gia phát triển nhất về bảo hiểm trong khối ASEAN cũng chỉ đạt tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 4,8% GDP, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 12,1% của Hồng Kông và 8% của Nhật Bản. Đa số các quốc gia còn lại của ASEAN đều có tỷ lệ dưới 2%. Bối cảnh đó mở ra một cơ hội lớn cho thị trường bảo hiểm nhân thọ mở rộng thị phần. Tại Việt Nam, sự chênh lệch giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ có thể thấy rõ qua số lượng doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có 29 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hoạt động (trong đó có 12 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài) và một chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Năm công ty bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu thị trường đều là các công ty của Việt Nam (100% Việt Nam hoặc công ty cổ phần mà cổ đông trong nước chiếm tỷ lệ sở hữu chi phối). Ngược lại, trong số 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động, chỉ có 1 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp còn lại có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Trong năm công ty có thị phần dẫn đầu thị trường (chiếm xấp xỉ 90% thị phần) chỉ có 1 công ty của Việt Nam là Bảo Việt Nhân Thọ. Như vậy có thể thấy lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam có tiềm năng phát triển nhưng đồng thời cũng đứng trước rất nhiều thách thức vô cùng lớn sau khi nước ta gia nhập WTO (2006), AEC và TPP (2015). Từ khóa: Bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ 1, 2, 3 Trường Đại học Thương mại. Email của tác giả chính: minhthaodhtm@gmail.com 407 1. Đặt vấn đề Bảo hiểm là cách thức chuyển giao rủi ro một cách công bằng từ một cá thể này sang một nhóm cá thể thông qua phí bảo hiểm. Đây được coi là một giải pháp chủ yếu để phòng vệ trước những rủi ro ngẫu nhiên hoặc không lường trước được. Các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) với chức năng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, là đầu mối giúp người mua bảo hiểm thiết lập nguồn phòng vệ và cùng san sẻ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc Việt Nam gia nhập WTO (2007), AEC (2015), TPP (2015) đã đưa thị trường và ngành bảo hiểm Việt Nam đến với những cơ hội và rất nhiều thách thức. Mặc dù, sau hơn 20 năm tự do hóa, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có được mức tăng trưởng mạnh với CAGR hàng năm đạt 15% trong giai đoạn 2005 - 2015. Tính tới ngày 31/12/2015 ngành bảo hiểm Việt Nam có 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể giữa Top 3 công ty lớn nhất với các công ty còn lại trong ngành. Thêm nữa, thị trường bảo hiểm đang có sự cạnh tranh rất mạnh giữa các DNBH nhằm giành giật thị phần ở tất cả các thị trường bảo hiểm: nhân thọ, phi nhân thọ và tái bảo hiểm, cũng là vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang có sự hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. 2. Các cam kết hội nhập của Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm 2.1. Cam kết của Việt Nam trong WTO Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dấu mốc quan trọng trong lộ trình hội nhập quốc tế. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm gồm: (1) Các cam kết chung đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài: được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; nếu đáp ứng đủ các điều kiện được phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; được phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm; được phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam không vượt quá tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất theo dự án đầu tư của mình. 408 (2) Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm: DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm vào Việt Nam đối với: dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ vận tải quốc tế, bao gồm vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thương mại quốc tế (cả phương tiện, hàng hóa vận chuyển và bất kì trách nhiệm nào phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế; dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường. DNBH có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: kể từ ngày 1/1/2008 các DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Chi nhánh của DNBH nước ngoài: sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, DNBH nước ngoài được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngành bảo hiểm Việt Nam Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ Doanh nghiệp bảo hiểm Thị trường bảo hiểm nhân thọGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 275 0 0 -
16 trang 249 1 0
-
32 trang 186 0 0
-
127 trang 125 0 0
-
Cẩm nang bảo hiểm – Ngân hàng (Bancassurance)
8 trang 123 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần môn Bảo hiểm - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
6 trang 120 0 0 -
Tài liệu Lý luận chung về bảo hiểm nhân thọ - ĐH Kinh tế Quốc dân
33 trang 74 0 0 -
83 trang 70 0 0
-
92 trang 56 0 0
-
3 trang 53 0 0