Danh mục

Mô hình cho vay trực tuyến Peer –to – Peer: Kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 981.11 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ cung cấp những khái niệm, cách thức hoạt động, lợi ích, hạn chế của mô hình Peer – to – Peer. Từ đó, nêu lên các điều kiện cần thiết cho việc phát triển mô hình và các đề xuất để xây dựng mô hình này tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cho vay trực tuyến Peer –to – Peer: Kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MÔ HÌNH CHO VAY TRỰC TUYẾN PEER – TO – PEER: KÊNH HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. PEER – TO – PEER LENDING MODEL: A CAPITAL MOBILIZATION CHANNEL FOR SMES. ThS. Hoàng Công Huân, ThS. Lê Đắc Anh Khiêm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. TÓM TẮT Trong nền kinh tế hiện này vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ có vốn mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Tuy nhiên, trong những năm gần đ y, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính truyền thống khá khó khăn. Điều này đ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lúc này, mô hình cho vay trực tuyến Peer – to – peer nổi lên như một kênh huy động vốn tiên tiến có thể giải quyết vấn đề khát vốn hiện này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình này đang được phát triển rất mạnh mẽ tại các nước Anh, Mỹ, Canada nhưng tại Việt Nam mô hình này còn khá mới mẻ. Vì vậy, bài báo sẽ cung cấp những khái niệm, cách thức hoạt động, lợi ích, hạn chế của mô hình Peer – to – Peer. Từ đó, nêu lên các điều kiện cần thiết cho việc phát triển mô hình và các đề xuất để xây dựng mô hình này tại Việt Nam. Từ khóa: Mô hình Peer –to – Peer; Tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; lợi ích; hạn chế. ABSTRACT In the current economy, capital is one of important inputs for small and medium-sized businesses. Thanks to the capital, enterprises can expand their business, purchase equipment and implement their future plans. However, access to loans from banks and other traditional financial intermediaries are becoming more difficult in recent years. It has affected the business activities of enterprises. Today, online Peer - to - peer lending model has emerged as an advanced capital-raising method that can solve the funding - gap problem for small and medium-sized businesses. Peer – to –Peer lending model has been growing rapidly in the UK, USA, Canada, but in Vietnam this model is new. Therefore, the article will provide the concepts, advantages and limitations of the lending model as well as the description of how it works. Moreover, it points out the requisites for the development of the online lending model and some proposals for developing this model in Vietnam. Keyword: Peer-to-Peer model; SMEs financing; Advantages; Limitations 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn và chủ yếu trong nền kinh tế Việt Nam. Nƣớc ta hiện có hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng doanh nghiệp đang hoạt động, là lực lƣợng sản xuất hàng hóa, dịch vụ quan trọng, không chỉ tạo ra 40% GDP cho nền kinh tế , mà còn đóng góp vai trò quan trọng thu hút 50% tổng số lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2014). Mặc dù đóng góp cho sự phát triển của đất nƣớc nhƣng các doanh nghiệp này thƣờng rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trƣờng kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm nhiều do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế dần dần hồi phục, lúc này các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nguồn vốn để khắc phục thiệt hại, duy trì hoạt động và tiếp tục đầu tƣ. Trong những năm gần đây nhu cầu vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này đang tăng từ 57,3% năm 2012 đến 65,2% năm 2013 (Tổng cục thống kê, 2013).Tuy nhiên, số doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh. Theo một cuộc điều tra về thực trạng Doanh 382 HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) nghiệp vừa và nhỏ cả nƣớc trong năm 2013, Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho hay, chỉ có 32-38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay các ngân hàng thƣơng mại; 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận; 32,38% doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc. Nguyên nhân là do các rào cản về thủ tục và các điều kiện đƣợc vay vốn đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, con đƣờng tìm vốn mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận từ trƣớc đến nay gần nhƣ duy nhất là tìm đến Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, phía ngân hàng thiếu mặn mà với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp ngày có hạn chế về thông tin, trình độ nhân lực, quản trị nên chứa đựng nhiều rủi ro. Xuất phát từ những khó khăn về vốn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối diện, chúng tôi đặt câu hỏi là liệu có một kênh huy động vốn nào khác để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết đƣợc vấn đề này hay không? Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình cho vay trực tuyến Peer – to – Peer (P2P), một mô hình mới trong huy động vốn đã đƣợc sử dụng tại các nƣớc phát triển nhƣng tại Việt Nam mô hình này khá mới mẻ. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Định nghĩa mô hình cho vay trực tuyến Peer to peer Mô hình cho vay trực tuyến Peer to Peer (P2P) (hay còn đƣợc gọi là People-to-People lending) có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là các giao dịch đƣợc sắp xếp bằng cách sử dụng mạng lƣới Internet, trong đó một hoặc nhiều cá nhân vay tiền với một hoặc nhiều cá nhân khác, mà không thông qua một trung gian tài chính truyền thống nhƣ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính truyền thống khác (Peter Renton, 2014). Trái ngƣợc với hình thức cho vay 'truyền thống', liên quan đến một ngƣời cho vay tổ chức nhƣ ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng v.v… cho một cá nhân vay tiền. Nền tảng của hình thức cho vay P2P là các cá nhân, chứ kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: