Danh mục

Mô hình đánh giá chất lượng bản dịch và đề xuất đối với đánh giá dịch Anh - Việt

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.28 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo điểm lại các hướng tiếp cận trong đánh giá dịch thuật, trong đó có một số hướng tiếp cận chính là tiền ngôn ngữ, đánh giá bản dịch dựa trên phản hồi của độc giả và đánh giá bản dịch dựa trên phân tích văn bản và diễn ngôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình đánh giá chất lượng bản dịch và đề xuất đối với đánh giá dịch Anh - ViệtMÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN DỊCHVÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI ĐÁNH GIÁ DỊCH ANH - VIỆTTriệu Thu Hằng*Khoa Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận bài ngày 11 tháng 08 năm 2017Chỉnh sửa ngày 05 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017Tóm tắt: Bài báo điểm lại các hướng tiếp cận trong đánh giá dịch thuật, trong đó có một số hướng tiếpcận chính là tiền ngôn ngữ, đánh giá bản dịch dựa trên phản hồi của độc giả và đánh giá bản dịch dựa trênphân tích văn bản và diễn ngôn. Để phục vụ cho thực tiễn đánh giá, chúng tôi lựa chọn mô tả, phân tích vàbàn luận mô hình chức năng-dụng học của House (2015) thuộc hướng tiếp cận đánh giá bản dịch dựa trênphân tích văn bản và diễn ngôn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những gợi ý và đề xuất đối với đánh giádịch thuật Anh-Việt1.Từ khoá: đánh giá chất lượng bản dịch, phản hồi độc giả, phân tích văn bản và diễn ngôn, mô hình củaHouse (2015)1. Dẫn nhậpNhiều năm qua, lĩnh vực đánh giá dịchthuật luôn thu hút các học giả trong nước vàquốc tế (House, 1997; Nord, 1997; Lauscher,2000; Brunette, 2000; Colina, 2008; William,2009). Những nghiên cứu trước đây (Wilss,1996; Schäffer, 1998; Al-Quinai, 2000;Moskal, 2000; Melis & Hurtado, 2001;Mossop, 2007; Williams, 2009; Manfredi,2012; Butler & MeMunn, 2014; Colina,2015) chỉ ra rằng việc đánh giá không chínhxác chất lượng bản dịch có thể ảnh hưởng tiêucực đến chất lượng bản dịch và người dịch.Xuất phát từ tầm quan trọng của đánh giá dịchthuật, bài báo này điểm lại các hướng tiếp cậnchính trong đánh giá dịch thuật, bao gồm tiềnngôn ngữ, đánh giá bản dịch dựa trên phảnhồi của độc giả và đánh giá bản dịch dựa trênphân tích văn bản và diễn ngôn. Để phục vụcho thực tiễn đánh giá, chúng tôi lựa chọn môtả, phân tích và bàn luận mô hình của House* ĐT.: 84-944811991Email: trieuthuhang91@gmail.com1 Bài báo này được hoàn thành với sự hỗ trợ của TrườngĐại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong đềtài mã số QG.15.35 “Nghiên cứu mô hình đánh giá dịchthuật Anh-Việt”.(2015) thuộc hướng tiếp cận đánh giá bản dịchdựa trên phân tích văn bản và diễn ngôn. Trêncơ sở đó, chúng tôi đưa ra những gợi ý và đềxuất đối với đánh giá dịch thuật Anh-Việt.2. Các hướng tiếp cận trong đánh giádịch thuật2.1. Tiền ngôn ngữ (Mentalist views)Ở thời kì tiền ngôn ngữ, các tiêu chí đánhgiá tương đối chung chung và phụ thuộc vàoyếu tố cảm tính cũng như trực giác của ngườiđánh giá. Ví dụ, ba tiêu chuẩn “Tín-ĐạtNhã” của Nghiêm Phục tại Trung Quốc chothấy thiếu tính khả thi và dựa trên cảm tínhcủa người đánh giá. Còn trong lý luận dịchphương Tây không thể không kể đến đại luậncủa Tytler vào thế kỷ 18, ông cho rằng mộtbản dịch tốt cần hội tụ những yếu tố quantrọng bậc nhất là “tinh hoa của nguyên tácđược chuyển hoàn toàn qua ngôn ngữ đíchsao cho người bản xứ đọc bản dịch ra tiếngnước mình thấu hiểu và cảm nhận mạnh mẽgiống như cách hiểu và cảm nhận của ngườinói ngôn ngữ của nguyên tác” (phần dịch củaHồ Đắc Túc, 2012:61). Tuy nhiên, làm thế nàođể đánh giá được độc giả ngôn ngữ đích cảmnhận bản dịch giống như cảm nhận của người38T.T. Hằng / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 37-46nói ngôn ngữ của nguyên tác vẫn là một vấnđề ngỏ.2.2. Đánh giá bản dịch dựa trên phản hồi củađộc giả (Response-based approach)Các học giả ủng hộ hướng tiếp cận đánh giábản dịch dựa trên phản hồi của độc giả (Nida,1964; Nida & Taber, 1969; Reiß & Vermeer,1984; Holz-Mänttäri, 1986; Nord, 1991) chorằng đánh giá chất lượng của một bản dịch cầndựa trên phản hồi của đối tượng độc giả ở ngônngữ đích (đối tượng tiếp nhận bản dịch). Nóicách khác, chất lượng bản dịch cần được đánhgiá dựa trên thành công của bản dịch trong đờisống thực tế của nó. Xuất phát từ quan điểmnày, có hai hướng tiếp cận như sau.2.2.1. Ngôn ngữ tâm lý học trong đánh giábản dịch (Behavioristic views)Kể từ thập niên 1960, chịu ảnh hưởng củahành vi luận tại Mỹ, Nida (1964) đã đề xuấtmột số bài kiểm tra phản hồi của độc giả để đưara kết luận về chất lượng của bản dịch. Nidađưa ra một số dạng bài để kiểm tra phản hồicủa độc giả như như đọc văn bản thành tiếng(reading aloud techniques), bài điền từ (clozetask) và đánh giá bản dịch theo các mức độ(rating tasks). Phát triển theo quan điểm củaNida (1964), Nida & Taber (1969:169-172) đềxuất đánh giá bản dịch dựa vào phản ứng độcgiả thông qua ba yếu tố: độc giả ngữ đích hiểuthông điệp của bản gốc đúng đến mức độ nào,bản dịch có dễ hiểu không, và sự tham gia trảinghiệm của cá nhân độc giả. Tuy nhiên, nhữngbài kiểm tra này chưa được áp dụng rộng rãi vìcác bài kiểm tra dựa trên những phản hồi cảmtính độc giả chưa đủ để phản ánh toàn diện vấnđề chất lượng bản dịch (House, 2015). Thêmvào đó, có thể thấy hạn chế của hướng tiếp cậnnày là vai trò của bản gốc không được xét đếntrong quá tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: