Danh mục

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 567.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu xây dựng mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm sú Cà Mau. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 97 nông hộ tại tỉnh Cà Mau. Dựa trên tổng hợp của Fisher và Tanner (1978), 06 mô hình về kì vọng giá của nông hộ được ước lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” MÔ HÌNH GIÁ KÌ VỌNG CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU PRICE EXPECTATION MODELING FOR SHRIMP FARMERS IN CA MAU Lê Nhị Bảo Ngọc1 Tóm tắt – Nghiên cứu xây dựng mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tômsú Cà Mau. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 97nông hộ tại tỉnh Cà Mau. Dựa trên tổng hợp của Fisher và Tanner (1978), 06 môhình về kì vọng giá của nông hộ được ước lượng. Mô hình giá kì vọng củaNerlove phù hợp với số liệu quan sát nhất. Theo đó, giá kì vọng của nông hộ đượcxác định dựa trên giá trễ một kì và sự điều chỉnh kì vọng so với giá thị trường củanông hộ trong kì trước. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra giá kì vọng của nông hộ cótương quan dương với giá trễ trên thị trường. Từ khóa: giá kì vọng, giá thị trường, tôm sú, tỉnh Cà Mau.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giá kì vọng là một phần quan trọng của nhiều mô hình kinh tế hành vi bởigiá kì vọng tác động đến kế hoạch sản xuất, mục đích sản xuất của nông dân; mứcđộ không chắc chắn ảnh hưởng đến việc tổ chức các nguồn lực, quyết định cung.Giá kì vọng đóng vai trò then chốt trong sản xuất. Mặc dù vậy, thực tế rất hiếmkhi người sản xuất biết giá kì vọng được thiết lập bằng cách nào; cũng như vai trònền tảng của giá kì vọng tác động đến quyết định cung của người sản xuất [1], [2]. Giá kì vọng sẽ giúp di chuyển hoạt động sản xuất sang hướng khác haythông tin tiếp nhận sẽ giúp người sản xuất tạo ra sự dịch chuyển nguồn lực hiệuquả [3]. Nói cách khác, nếu người sản xuất kì vọng trong tương lai giá hàng hóasẽ tăng thì họ quyết định tăng cung hàng hóa. Nghiên cứu các nhà quản lí và cácnhà kinh tế học sử dụng phương pháp đo lường giá kì vọng dựa trên số liệu điềutra [1]. Khi đó, giá kì vọng được thu thập đông đảo từ những người trực tiếp thamgia sản xuất về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai; cũng như phản ánhđược sự đa dạng có thể của các nhóm người sản xuất khác nhau [4]. Giá kì vọng rất quan trọng đối với quyết định sản xuất có độ trễ lớn bởi giákì vọng có khả năng làm thay đổi chu kì sản xuất, tiềm ẩn sự bất ổn định trong thịtrường [5]. Những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu nhằm xác định cơ sởgiả thuyết xây dựng mô hình giá kì vọng đồng thời đánh giá hiệu quả của mô hình1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau; Email: baongoccamau80@gmail.com 125 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”kì vọng giá là thật sự cần thiết [6], [7]. Do đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứuđặt ra, tác giả tiến hành phỏng vấn nông hộ nuôi tôm tại 4 huyện (Cái Nước, TrầnVăn Thời, Đầm Dơi, Phú Tân) tỉnh Cà Mau, với 97 nông hộ và ước lượng phươngnhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares) để xây dựng mô hình giá kì vọng. Kếtquả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về việc xác định giá kì vọng của ngườisản xuất trong quá trình đưa ra quyết định sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu nguồntài liệu bổ sung cho các lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế về hành vi của nông hộ,phân tích giá và là cơ sở để thiết lập mô hình giá kì vọng trong nghiên cứu cungnông sản.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT2.1. Cách tiếp cận mô hình giá với các giả thuyết kì vọng Trong kinh tế học, kì vọng liên quan đến dự báo của người tham gia hoạt độngkinh tế mức giá, số lượng hàng hóa sản xuất, số lượng hàng hóa cung trên thị trường,thu nhập hoặc các biến số khác trong tương lai. Nerlove là người đầu tiên đưa kì vọngvào phân tích điều chỉnh cung [6]. Tiếp đến, Muth [8] đưa kì vọng vào phân tích biếnđộng giá cả và sau đó, nhà kinh tế như Nerlove [6] là những người tiên phong đưa kìvọng vào hệ thống lí thuyết kinh tế. Theo các nhà kinh tế, có hai loại giả thuyết kìvọng. Đó là giả thuyết kì vọng thích ứng-AE (Adaptive Expectations) và giả thuyết kìvọng hợp lí-RE (Rational Expectations). Giả thuyết AE ngụ ý là người ta nghĩ vềngày mai dựa vào những gì xảy hôm nay, hôm qua và học hỏi thêm từ thực tế để điềuchỉnh kì vọng [9]. Đến năm 1961, giả thuyết RE của Muth [8] cho rằng người ta kìvọng hiệu quả khi thông tin sẵn có vào thời điểm kì vọng hình thành, có kiến thứcsâu, hiểu được cơ chế thị trường, các chính sách vĩ mô (chính sách giá, quy hoạch sảnxuất,...). Các giả thuyết kì vọng đóng vai trò quan trọng trong lí thuyết kinh tế vìchúng quyết định hành vi của cá nhân, của doanh nghiệp và do đó, ảnh hưởng lên giácả và các hoạt động kinh tế ở hiện tại lẫn tương lai. Hơn nữa những diễn biến của nềnkinh tế lại tiếp tục ảnh hưởng lên kì vọng [10]. Giá kì vọng nên được ước lượng bằng số liệu khảo sát [11]. Để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: