Danh mục

Mô hình hiện đại là khoa học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.38 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử đã đưa đến một tình trạng nghịch lý, trong vài chục năm còn lại của thế kỷ XIX, khi mà nghệ thuật Châu Âu đang cố thoát khỏi chính mình, nghĩa là khỏi sự chi phối độc quyền đã gần hai mươi lăm thế kỷ của thẩm mỹ Hy-La, để tìm những chân trời mới, trong đó phương Đông là rạng rỡ hơn cả, thì ở Việt Nam, một xã hội Pháp hóa lại đang gấp gáp hình thành để theo đòi nền nghệ thuật Châu Âu cổ. Năm 1873, ở Pháp, Claude Monet vừa vẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình hiện đại là khoa học Mô hình hiện đại là khoa học.Lịch sử đã đưa đến một tình trạng nghịch lý, trong vài chục năm còn lại của thế kỷ XIX, khimà nghệ thuật Châu Âu đang cố thoát khỏi chính mình, nghĩa là khỏi sự chi phối độc quyền đãgần hai mươi lăm thế kỷ của thẩm mỹ Hy-La, để tìm những chân trời mới, trong đó phươngĐông là rạng rỡ hơn cả, thì ở Việt Nam, một xã hội Pháp hóa lại đang gấp gáp hình thành đểtheo đòi nền nghệ thuật Châu Âu cổ.Năm 1873, ở Pháp, Claude Monet vừa vẽ xong bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc, mở ra pháiấn tượng, coi như màn đầu của nghệ thuật hiện đại phương Tây, trong đó được sử dụng nhiềubài học của phương Đông. Cũng chính năm đó, người thực dân Pháp Jean Dupuis đóng giả láibuôn, lọt vào nổ súng bắn thành Hà Nội, mở cuộc xâm chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất.Xếp cạnh nhau hai sự kiện rời rạc đó trong không gian, thế mà cũng gợi cho ta một suy nghĩvề buổi ra đời của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam: nó đã ra đời trong hoàn cảnh chung nàocủa thế giới, và hoàn cảnh riêng nào của chính nó?Từ cuộc sống cổ truyền của văn hóa làng xã mà người nông dân trồng lúa, dưới cái triềuphong kiến cuối cùng nhà Nguyễn, bước vào cuộc Tây hóa, thì phải coi là một sự đảo lộn, tráikhoáy với lối sống của người Việt. Gần như hai chuyến tàu đi ngược.Đông-Tây, hai vế này của một cặp, vào mấy chục năm cuối thế kỷ XIX, trên bình diện thế giới,còn nói lên đủ mọi dị biệt, từ tư tưởng đến khoa học, từ đạo đức đến nghệ thuật, còn chứachất những hiểu nhầm và ngộ nhận ở tầng lớp trí thức, chưa đi tới một ngôn ngữ chung tronglĩnh vực nào. Nhiều trí giả vẫn tuyên bố: Đông là Đông, Tây là Tây. Một cái trục rạch ròi vẫnđứng giữa những đối lập căng thẳng vẫn tồn tại tự thưở nào đến đầu thế kỷ XX: Tâm/ Vật,Tình/ Lý, Trí tuệ khoa học/ Văn chương tâm linh...Trong nghệ thuật, ở phương Tây bấy giờ, ngoài những biệt lệ của một ít trào lưu tiền phong,còn thì, đối với quần chúng rỗng rãi cái hố sâu giữa đối tượng được quan sát (thiên nhiên) và ýthức chủ thể (nghệ sĩ) vẫn được nhìn theo từng cách riêng phiến diện. Tây bấy giờ vẫn chorằng muốn đến hết cái biết, thì phải tẩy trừ những đặc chất chủ quan. Cái nhìn hướng ngoạikiểu Tây chọc thẳng ra ngoài, quan sát thiên nhiên, đo lường sự vật, chiếm lĩnh chúng bằngphân tích khoa học, lập thành hệ thống. Con người bị đặt vào phạm trù động vật. Đông, ngượclại, bằng cái nhìn hướng nội, cho rằng mỗi cá nhân có thể tự tìm tòi ở ngay bản thân mình mộtthế giới nhiệm màu, mục đích của mọi suy tầm chân lý. Trao tất cả cho khách quan có nghĩa làtiêu diệt con người, với đời sống nội tâm cá biệt của nó.Bởi vậy, thẩm mỹ bên Đông phản đối cái cách chỉ lo đạt tới, chỉ công nhận những gì có thể đạtđược trong phạm vi kiểm chứng bằng kinh nghiệm hiện tiền. Với nghệ thuật, như vậy quá hẹphòi và võ đoán.Hẳn rằng sự chuyển biến lật ngược lối sống của người nông dân trồng lúa Việt Nam sanghướng văn minh khoa học Âu Tây vào tận cuối thế kỷ XIX là tất yếu. Tôi không bàn việc đó.Tôi chỉ muốn hình dung sự trở mình chật vật này trong từng con người, trong từng ứng xử.Và tôi nghĩ: chừng nào sự trở mình chật vật kia đã căn bản ổn định, mà, một cách tự nguyện,thì cái nhìn thế giới của họ mới thành hình; và, cùng với nó, mới có thể có (hoặc có thể chấpnhận) một không gian tạo hình mới, theo nghĩa khoa học.Lần này, người Việt Nam buộc phải thay đổi để trở thành một con người khác, quyết liệt, nhọcnhằn hơn người Đại Việt xưa rất nhiều. Bởi, trước nhất, lần này cuộc tiếp biến văn hóa đã theosau những họng súng. ở mức độ nhất định, nó mang hai tính chất không tích cực: 1) đứtđoạn; 2) áp đặt.Người Việt lúc này, mà đặc biệt là các nghệ sĩ nhạy cảm, làm sao bì được người Đại Việt xưakia ở cái tinh thần tự giác làm chủ vận mệnh của mình và của đất nước mình, làm sao có đượccái tâm trạng phơi phới của cánh diều gặp gió. Tình huống Đại Việt độc lập xưa kia là tìnhhuống của một nước Ý phục hưng, còn tình huống Việt Nam thuộc địa lần này là tình huốngcòn quằn quại tối tăm hơn Hy Lạp khi rơi vào tay La Mã.Chiếm xong nước ta, người Pháp nắm lấy mỹ thuật ngay, nhưng, mãi gần nửa thế kỷ sau, họmới lập Ecole des Beaux Arts de IIndochine để chính thức hệ thống hóa sự đào tạo nghệ sĩtheo kiểu Tây.Ta có gì để cảm ơn trường Mỹ thuật Đông Dương không? Có. Đó là những bài học kỹ thuậttheo tinh thần khoa học mà mọi người văn minh phải biết. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục củacụ Lương Văn Can và các văn thân yêu nước năm 1906 cũng từng đưa khoa học vào chươngtrình, nào toán, nào ngữ pháp, nào địa lý...Trường Mỹ thuật Đông Dương truyền thụ cái nhìn theo phép viễn cận khoa học đã được hoànchỉnh từ thời phục hưng nước ý. Thầy Leonardo da Vinci đã định hướng cho bốn thế kỷ hội hoạÂu Châu bằng luận điểm kiểu như điểm 201, trang 90, trong thiên Khảo luận về hội hoạ củaông: Hội họa được xây dựng trên nền móng viễn cận học. Nó chỉ là nghệ thuật diễn tả đúngchức vụ của con mắt, nghĩa là mô phỏng các đối tượng theo đúng như hình thù của chúng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: