Danh mục

Mô hình ngân hàng tương lai dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và giải pháp cho các ngân hàng Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 694.49 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mô hình ngân hàng tương lai dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và giải pháp cho các ngân hàng Việt Nam" sẽ mô tả một số mô hình ngân hàng trong tương lai và các điều kiện để áp dụng chúng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị để áp dụng các tiêu chuẩn mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình ngân hàng tương lai dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và giải pháp cho các ngân hàng Việt Nam MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TƯƠNG LAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Trịnh Thị Thúy Hồng1, ThS. Đặng Thị Thơi2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt khi có sự tham gia của các công ty Fintech (Financial technology) vào lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Trên thực tế, hầu như tất cả các ngân hàng trên thế giới đang phải đối mặt với sự thay đổi do số hoá và sự thay đổi ngày càng gia tăng dưới tác động của Cách mạngCông nghiệp 4.0. Do đó, các ngân hàng Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị cho sự thay đổi này trong tương lai. Bài viết sẽ mô tả một số mô hình ngân hàng trong tương lai và các điều kiện để áp dụng chúng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị để áp dụng các tiêu chuẩn mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: ngân hàng tương lai, tác động Công nghiệp 4.0 đến ngân hàng 1. Giới thiệu Công nghiệp 4.0 đã thu hút sự chú ý rất lớn từ các công ty cũng như chính phủ các nước trong những năm gần đây. Theo Koch và cộng sự, thuật ngữ 'Công nghiệp 4.0' là viết tắt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và nó đề cập đến một giai đoạn phát triển cao hơn trong tổ chức và quản lý thông qua sự gia tăng của số hóa và sự kết nối giữa sản phẩm, chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh cùng với đó làyêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được dùng bởi các thuật ngữ khác như “Internet của vạn vật” (internet of things: IoT),“internet of everything” hoặc “industrial of internet” (Deloitte 2014). IoT sẽ tăng cường khả năng kết nối để có thể khai thác và sử dụng bất kỳ dữ liệu nào thu thập được, mở ra cơ hội gần như vô tận cho lợi ích của doanh nghiệp, cộng đồng, và cá nhân (Kafle, Fukushima & Harai 2016),và trung tâmcủa sự kết nối đó sẽ là các ngân hàng. Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng cũng như cách thức hoạt động của các ngân hàng sẽ phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới. Các chi nhánh và phòng giao dịch sẽ dần biến mất vì nhu cầu giao dịch trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng (mặt đối mặt) sẽ không còn. Thay vào đó, thông qua các thiết bị và vật dụng có gắn sinh trắc học của mỗi cá nhân như ô tô, nhà cửa, và văn phòng làm việc, khách hàng đều có thể thực hiệngiao dịch trực tiếp với ngân hàng. Bên cạnh đó, vai trò “người giữ tiền” của các ngân hàng sẽ tăng lên vớisự ra đời và phát triển của các dịch vụ quản lý cá nhân như lập kế hoạch ngân sách và thậm chí cả sức khoẻ. Có thể nói, đây là thời kỳ để các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi 'Ngân hàng của Vạn vật' (Banks of Things). Do đó, đổi mới là một tất yếu trong sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Có một số công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định các kịch bản có thể xảy ra cho ngành ngân hàng trong tương lai như: Alessandro Hatami (2015) (trích dẫn ở Ayala & Felipe 2017); Colin Brereton, Miles Kennedy, Peter Spratt, James Hewer (2014); Kobler, Bucherer và Schlotmann (2015). Trong đó, ba kịch bản của Kobler, Bucherer và Schlotmann (2015) dường như có thể thực hiện được do chúng rõ ràng và cụ thể. Đó là lý do tại sao bài viết này cố gắng xác định các tiêu chuẩn mới cho các mô hình kinh doanh của các ngân hàng trong tương lai dựa trên kịch bản của Kobler. 2. Các mô hình ngân hàng tương lai dưới tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 Số hóa đang ảnh hưởng đến cả ngân hàng và khách hàng thông qua các xu hướng chính bao gồm: sự xâm nhập của internet, đối thủ cạnh tranh mới, đầu tư kỹ thuật số, , 342 Millennials, blockchain, tự động hóa hoặc người máy, sinh trắc học,... Những đổi mới về cơ bản tác động đến cả năm chức năng cơ bản của ngân hàng liên quan đến thanh toán, tiền gửi, cho vay, quản lý đầu tư, tạo lập thị trường và huy động vốn cũng như tạo ra một thách thức lớn cho ngân hàng truyền thống (Kobler, Bucherer & Schlotmann 2015). Định nghĩa mô hình kinh doanh ngân hàng được sử dụng phân biệt chủ yếu giữa các hoạt động ngân hàng chủ chốt và các chiến lược tài trợ. Xác định các mô hình kinh doanh trong ngân hàng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì tính đa dạng, luôn thay đổi và phụ thuộc nhiều vào các dữ liệu chi tiết về các hoạt động và rủi ro của ngân hàng (Ayadi và cộng sự, 2016). Vì lý do này, bài viết đã đề xuất một số mô hình ngân hàng trong tương laikhác nhau, tuy nhiên, trên thực tếkhông có ranh giới rõ ràng giữa các mô hình ngân hàng này. 2.1 Ngân hàng truyền thống 'Truyền thống' trong bài viết này được sử dụng để mô tả mô hình ngân hàng kết hợp, hay là ngân hàng phổ quát, là mô hình ngân hàng thực hiện đầy đủ các hoạt động bán lẻ, giao dịch và đầu tư. Các ngân hàng truyền thống cung cấp đầy đủ dịch vụ với các đặc điểm sau: Thứ nhất, mô hình dịch vụ toàn diện, bao gồm bán lẻ, thương mại, bán buôn, thị trường vốn, quản lý tài sản và trong nhiều trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua bên thứ ba; Thứ hai, các dịch vụ hỗ trợ - hoạt động ngân hàng, công nghệ, tài chính, nhân sự, quản lý rủi ro,... Thứ ba, các trung tâm lưu trữdữ liệu, nơi tất cả dữ liệu khách hàng nằm trên các máy tính lớn do ngân hàng sở hữu Thứ tư, các ứng dụng tự phát triển, hệ thống các giao diện phần mềm. Ví dụ: các giao diện người dùng trực tuyến, ứng dụng trên điện thoại di động. Thứ năm, các chi nhánh và trung tâm liên lạc. Thứ sáu, máy ATM, thẻ và thanh toán không tiếp xúc và di động. Thứ bảy, tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều: