Danh mục

Mô hình phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 439.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đảm bảo chuẩn đầu ra (CĐR), việc lựa chọn một mô hình phù hợp để xây dựng và phát triển CTĐT là cần thiết. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển CTĐT trên thế giới, từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngành Toán kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 02. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠONGÀNH TOÁN KINH TẾ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TS. Đặng Thị Ngọc Lan Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Ngành Toán kinh tế không phải là một ngành mới tại Việt Nam, tuy nhiên đây làngành khá non trẻ tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Phát triển ngành Toánkinh tế lớn mạnh đang là một bài toán khó cho nhà trường nói chung và Khoa Kinhtế - Luật nói riêng. Chương trình đào tạo (CTĐT) được ví như trái tim của ngành. Xâydựng và phát triển một CTĐT có chất lượng là yêu cầu cấp bách đối với Khoa. Đảmbảo chất lượng đầu ra của ngành là căn cứ để giải trình với các cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng CTĐT; làm cơ sở cho sinhviên lựa chọn ngành học và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực. Để đảmbảo chuẩn đầu ra (CĐR), việc lựa chọn một mô hình phù hợp để xây dựng và pháttriển CTĐT là cần thiết. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hìnhphát triển CTĐT trên thế giới, từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợpcho ngành Toán kinh tế. Từ khóa: Chương trình đào tạo, ngành Toán kinh tế, chuẩn đầu ra. 1. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiếntrình phát triển của xã hội loài con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế - xãhội mà còn ảnh hưởng đến các cấp giáo dục nói chung. Trước sự ảnh hưởng của côngnghệ, giáo dục đại học đang phát triển nhanh chóng theo những xu hướng rõ rệt: thị 17KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUANtrường hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa. Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe củaxã hội, việc đảm bảo chất lượng đối với mỗi CTĐT là yếu tố sống còn của mỗi ngànhđào tạo nói riêng và các trường đại học nói chung. Ngày nay, hơn bao giờ hết, cáctrường đại học đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn mở các ngành đàotạo nào để phát triển, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi tolớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với các trường đại học trên thế giớinói chung và các trường đại học tại Việt Nam nói riêng, việc đảm bảo một CTĐT cóchất lượng được xem như chìa khóa mở cửa vào tương lai cho một ngành đào tạo. Cáccơ sở giáo dục nếu không quan tâm đến chất lượng giáo dục đại học sẽ đồng nghĩa vớiviệc tự tước bỏ sự phát triển bền vững. Bối cảnh này tạo nên những cơ hội đồng thờicó cả những thách thức đối với các ngành đào tạo mới. Ở Việt Nam, việc thực hiện mô hình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR) đã đượckhởi xướng ở cấp độ quốc gia thông qua các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáodục và Đào tạo, chẳng hạn như Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 vềxây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại học nóichung vẫn đứng trước thách thức phát triển những khung chuẩn để xây dựng và thựchiện bền vững CTĐT theo mô hình CĐR. Mô hình đào tạo dựa trên CĐR đòi hỏi mỗitrường đại học phải chứng minh sinh viên tốt nghiệp đạt được đầy đủ các CĐR yêucầu. Điều này yêu cầu tất cả các quyết định về CTĐT, hoạt động giảng dạy và họctập, đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các CĐR liên quan. Nghiên cứucủa Aravind & Rajparthiban (2011) chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất là phân loại và hệthống hóa các CĐR ở cấp độ CTĐT và cấp độ môn học. Thách thức thứ hai là liên kếtcác thành phần của CTĐT để xây dựng được một mô hình đánh giá mức độ đạt CĐRđối với mỗi sinh viên. Có nhiều cách tiếp cận khả thi để giải quyết những vấn đề mangtính hệ thống này. Tuy nhiên, một trong những giải pháp hiệu quả là phát triển một môhình hay một khung chuẩn để giải quyết một cách hệ thống các vấn đề liên quan vớinhau, đồng thời thúc đẩy nỗ lực đổi mới giáo dục đại học. Một mô hình đánh giá nănglực của sinh viên, dựa trên ma trận các môn học và kỹ năng được xây dựng. Có thể ápdụng mô hình này để đánh giá năng lực của sinh viên ở cấp độ môn học hay theo nămhọc. Từ những đánh giá này có thể xác nhận sự tiến bộ hay mức độ đáp ứng CĐR củasinh viên. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển cácCTĐT trên thế giới, để từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngànhToán kinh tế nói riêng và các ngành đào tạo tại Trường Đại học Tài chính - Marketingcó thể áp dụng hiệu quả và thực tiễn. Mô hình phát triển CTĐT với những kế hoạch,18 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: