Danh mục

Mô hình sinh kế bền vững ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môn Sơn là xã vùng biên giới của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, nằm ở thượng nguồn sông Giăng, trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. Sinh kế của người dân xã Môn Sơn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất, rừng. Hoạt động sinh kế thiếu bền vững do chịu tác động lớn của thiên tai và đang làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình sinh kế bền vững ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ AnHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0029Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 59-73This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG Ở XÃ MÔN SƠN, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Trang Thanh1, Lại Văn Mạnh2, Trần Thị Tuyến3 1 Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh 2 Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Môn Sơn là xã vùng biên giới của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, nằm ở thượng nguồn sông Giăng, trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. Sinh kế của người dân xã Môn Sơn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất, rừng. Hoạt động sinh kế thiếu bền vững do chịu tác động lớn của thiên tai và đang làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có thể phát triển bền vững, một số mô hình sinh kế phù hợp gồm: mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng, mô hình trồng cây dược liệu, phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp với tiểu thủ công nghiệp,… Từ khoá: sinh kế bền vững, mô hình, xã Môn Sơn.1. Mở đầu Thuật ngữ sinh kế được sử dụng đầu tiên vào giữa những năm 1980 bởi Robert Chambers,sau đó được phát triển bởi Chambers, Conway (1992). Khái niệm sinh kế được hiểu là “sinh kế baogồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người” [1]. Trên cơ sở đó, khái niệm sinh kế đã được phát triển bởi nhiều nhà khoa học và các tổ chứckhác. Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinhkế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng,nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người” [2]. Một sinh kếgồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) vànhững hoạt động cần thiết để kiếm sống. Trong sự phát triển, khái niệm sinh kế luôn gắn liềnvới nhu cầu phát triển bền vững và không thể tách rời. Để đánh giá tính bền vững của sinh kế, các nhà nghiên cứu đã đề xuất khung sinh kế bềnvững. Khung phân tích sinh kế là mô hình toàn diện nhằm đặt con người ở vị trí trung tâm trongquá trình phân tích để xây dựng các chiến lược phát triển. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằngcon người dựa vào năm nguồn vốn để đảm bảo sinh kế hay giảm nghèo. DFID (2001) đều tươngđối thống nhất về 5 nguồn vốn: con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội [2]. Một số nhà nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam đã tổng hợp những quan niệm về sinh kế vàvận dụng trong thực tiễn ở Việt Nam. Chu Mạnh Trinh (2008) đã làm rõ sự thay đổi của thuậtngữ sinh kế từ nghĩa thông thường trước đây đến những khía cạnh khác trong các nghiên cứuhiện nay [3]; Nguyễn Văn Sửu đã đưa ra khung sinh kế bền vững cho phát triển và giảm nghèo[4]; Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) tiếp cận khung sinh kế bền vững để đề xuất sinh kế choNgày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/4/2020. Ngày nhận đăng: 10/5/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Trang Thanh. Địa chỉ e-mail: thanhntt@vinhuni.edu.vn 59 Nguyễn Thị Trang Thanh*, Lại Văn Mạnh và Trần Thị Tuyếnngười dân tộc thiểu số ở vườn quốc gia Cát Tiên [5]; Trần Thị Hồng Nhung (2017) nghiên cứuhiện trạng sinh kế và nghèo ở các huyện ven biển tỉnh Nam Định [6]; Bùi Minh Hào (2017)nghiên cứu các nguồn vốn sinh kế và đề xuất mô hình sinh kế ở Nghệ An [7],… Hầu hết tác giảđều đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế, khả năng chịu đựng và những rủi ro trong cáchkiếm sống của người dân. Những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp như nguồn vốn, côngviệc, hoạt động văn hóa, các trợ giúp để tiếp cận (hoặc hạn chế khả năng tiếp cận) nguồn vốn,hoặc gián tiếp như chính sách, thể chế, và các quá trình ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kếcủa người dân. Xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nằm ở thượng nguồn sông Lam, phía TâyNam giáp CHDCND Lào. Xã nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát với hơn 88% làngười dân tộc thiểu số, trong đó có 2 bản nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia. Sinh kế củangười dân Môn Sơn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Nguồn thu nhập của các hộgia đình thấp do sản xuất manh mún, chịu tác động nhiều của thiên tai và đang làm suy thoáinguồn tài nguyên thiên nhiên, tỉ lệ hộ nghèo của xã cao (chiếm 47% số hộ toàn xã) [8]. Vì vậy,phát triển sinh kế bền vững là vấn đề cấp thiết với người dân xã Môn Sơn nhằm góp phần giảmnghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: