Mô hình thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên để phát triển bền vững: Thực tiễn ở Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 38.79 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp cận xu hướng sống bền vững đang được hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường sống, giảm khí thải gây ô nhiễm và hướng đến phát triển bền vững trong tương lai. Thông qua khảo sát thực địa ngôi làng Nong Thao ở phía Bắc Thái Lan nghiên cứu đã nhận thấy, có một sự kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên trong quá trình phát triển. Từ đó, rút ra bài học cho Việt Nam trong sự phát triển về một cách tiếp cận đúng đắn và toàn diện trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên để phát triển bền vững: Thực tiễn ở Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP MÔ HÌNH THÂN THIỆN VÀ HÀI HÒA GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: THỰC TIỄN Ở THÁI LAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TS. Võ Minh Tuấn Khoa Lý luận chính trị, Học viện Ngân hàng / Email: tuvomi@yhoo.com Tóm tắt: Tiếp cận xu hướng sống bền vững đang được hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường sống, giảm khí thải gây ô nhiễm và hướng đến phát triển bền vững trong tương lai. Thông qua khảo sát thực địa ngôi làng Nong Thao ở phía Bắc Thái Lan nghiên cứu đã nhận thấy, có một sự kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên trong quá trình phát triển. Từ đó, rút ra bài học cho Việt Nam trong sự phát triển về một cách tiếp cận đúng đắn và toàn diện trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng tự nhiên, coi con người là một thành tố của tự nhiên, hướng tới mục tiêu vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa và vừa gắn kết lợi ích của cư dân địa phương với vấn đề phát triển bền vững. Từ khóa: con người, Nong Thao, phát triển bền vững, tự nhiên 1. Đặt vấn đề Giống như mọi sinh vật khác trên Trái Đất, con người tồn tại trong một sinh quyển (biosphere), nơi bao gồm nhiều dạng sự sống khác nhau, các chất hữu cơ và vô cơ cần hoặc không cần cho sự sống, các loại chất thải. Là một bộ phận của tự nhiên, nhưng khi tham gia vào chu trình trao đổi chất của tự nhiên, con người đã tiến hành các hoạt động khai thác, xâm chiếm hoặc thậm chí phá hủy tự nhiên, và thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến chu trình trao đổi chất, gây nguy hại cho sự sống. Không chỉ là một thực thể sinh học, con người còn là một thực thể xã hội, nên các hoạt động của con người không mang tính đơn lẻ mà mang tính cộng đồng, do đó sức ảnh hưởng về cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các hoạt động này đối với tự nhiên và xã hội là khá rộng lớn và sâu sắc, nhất là trong một vài thế kỷ gần đây. Ngôi làng Nong Thao thuộc tỉnh Chiang Mai, phía Bắc Thái Lan, nằm ở tọa độ 15°38’25” vĩ độ bắc, 104°13’39” kinh độ đông, sâu trong rừng quốc gia Doi Inthanon, nơi sinh sống lâu đời của những người dân tộc thiểu số Karen có lối sống kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa với tự nhiên. Cư dân ngôi làng trong quá trình phát triển của mình luôn thiết lập mối quan hệ gần gũi, mật thiết với môi trường tự nhiên, cách ứng xử của người dân đã là một gợi ý độc đáo về mối liên quan giữa con người với tự nhiên cho các mục tiêu phát triển bền vững. Economy and Forecast Review 429 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 2. Ngôi làng Nong Thao - mô hình của sự kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên Rừng quốc gia Doi Inthanon nằm trên độ cao hơn 2500m so với mực nước biển, diện tích 482km2, thuộc địa bàn các huyện Sanpatong, Chomthong, Mae Chaem, Mae Wang, và Toi Lor Sub của tỉnh Chiang Mai, cách thành phố Chiang Mai 110km về phía Bắc. Nơi đây là một vùng núi đồi với những khu rừng xanh tươi, những sông suối và thác nước hùng vĩ, khí hậu quanh năm mát mẻ, mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, và là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật: khoảng 362 loài chim, hơn 30 loài dơi, rồi gấu, hươu, nai, sóc bay, voọc, khỉ,… bên cạnh những rừng thông, rừng hỗn hợp, rừng rụng lá, rừng nhiệt đới,... Chính vì thế, Doi Inthanon hiện là điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái và văn hóa ở Thái Lan. Ngôi làng hơn 280 tuổi Nong Thao nằm lọt giữa rừng quốc gia Doi Inthanon, với vài chục hộ người dân tộc thiểu số Karen sinh sống ổn định đã lâu đời. Nếu như ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cư dân bản địa thường phải di dời khỏi vùng lõi, thậm chí cả vùng đệm, nơi vừa được tuyên bố là rừng quốc gia, với lý do để bảo vệ rừng, thì ở Nong Thao, nhà vua Thái Lan lại có sắc chỉ cho phép họ tiếp tục sống ngay trong vùng lõi của Doi Inthanon như bao đời tổ tiên họ đã cư ngụ nơi đây. Bởi một lẽ đơn giản: đã bao đời nay, những người Karen của làng Nong Thao vẫn luôn coi rừng là bè bạn và Thái Lan muốn bảo vệ rừng quốc gia bằng cách không gây đảo lộn môi trường sống của họ, rồi chính họ lại trở thành những người giữ rừng tốt nhất. Trong khi đó, tại Việt Nam, trong vấn nạn phá rừng quốc gia Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận, Việt Nam), thì chính nhóm người di dân ở đây lại là tác nhân quay lại phá rừng và trở thành người dẫn đường cho lâm tặc để mưu sinh. Khi quan sát Nong Thao, thấy nhịp sống trôi đi từ từ chậm rãi theo tiếng con suối nhỏ chảy róc rách quanh làng. Ven bờ suối đàn bò chậm rãi nhai cỏ, bên nhà sàn vài con lợn thả rông loanh quanh dưới mấy chân cột, rặng tre xanh uốn mình trong gió. Hai bên đường làng, lác đác những bông hoa rừng vàng rực hoặc xanh tươi thêm phần sinh động. Tất cả đều cho thấy sự có mặt của thiên nhiên hoang dã ngay tại nơi cư ngụ của con người, đan xen hài hòa giữa nhịp sống của làng với hơi thở của rừng. Người Karen có phong tục thờ cúng tổ tiên, họ tin vào sự tồn tại của linh hồn và các lực lượng siêu nhiên khác. Giống như các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Việt Nam, họ cũng cho rằng rừng có linh hồn, rừng là nơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên để phát triển bền vững: Thực tiễn ở Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP MÔ HÌNH THÂN THIỆN VÀ HÀI HÒA GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: THỰC TIỄN Ở THÁI LAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TS. Võ Minh Tuấn Khoa Lý luận chính trị, Học viện Ngân hàng / Email: tuvomi@yhoo.com Tóm tắt: Tiếp cận xu hướng sống bền vững đang được hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường sống, giảm khí thải gây ô nhiễm và hướng đến phát triển bền vững trong tương lai. Thông qua khảo sát thực địa ngôi làng Nong Thao ở phía Bắc Thái Lan nghiên cứu đã nhận thấy, có một sự kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên trong quá trình phát triển. Từ đó, rút ra bài học cho Việt Nam trong sự phát triển về một cách tiếp cận đúng đắn và toàn diện trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng tự nhiên, coi con người là một thành tố của tự nhiên, hướng tới mục tiêu vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa và vừa gắn kết lợi ích của cư dân địa phương với vấn đề phát triển bền vững. Từ khóa: con người, Nong Thao, phát triển bền vững, tự nhiên 1. Đặt vấn đề Giống như mọi sinh vật khác trên Trái Đất, con người tồn tại trong một sinh quyển (biosphere), nơi bao gồm nhiều dạng sự sống khác nhau, các chất hữu cơ và vô cơ cần hoặc không cần cho sự sống, các loại chất thải. Là một bộ phận của tự nhiên, nhưng khi tham gia vào chu trình trao đổi chất của tự nhiên, con người đã tiến hành các hoạt động khai thác, xâm chiếm hoặc thậm chí phá hủy tự nhiên, và thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến chu trình trao đổi chất, gây nguy hại cho sự sống. Không chỉ là một thực thể sinh học, con người còn là một thực thể xã hội, nên các hoạt động của con người không mang tính đơn lẻ mà mang tính cộng đồng, do đó sức ảnh hưởng về cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các hoạt động này đối với tự nhiên và xã hội là khá rộng lớn và sâu sắc, nhất là trong một vài thế kỷ gần đây. Ngôi làng Nong Thao thuộc tỉnh Chiang Mai, phía Bắc Thái Lan, nằm ở tọa độ 15°38’25” vĩ độ bắc, 104°13’39” kinh độ đông, sâu trong rừng quốc gia Doi Inthanon, nơi sinh sống lâu đời của những người dân tộc thiểu số Karen có lối sống kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa với tự nhiên. Cư dân ngôi làng trong quá trình phát triển của mình luôn thiết lập mối quan hệ gần gũi, mật thiết với môi trường tự nhiên, cách ứng xử của người dân đã là một gợi ý độc đáo về mối liên quan giữa con người với tự nhiên cho các mục tiêu phát triển bền vững. Economy and Forecast Review 429 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 2. Ngôi làng Nong Thao - mô hình của sự kết nối chặt chẽ, thân thiện và hài hòa giữa con người với tự nhiên Rừng quốc gia Doi Inthanon nằm trên độ cao hơn 2500m so với mực nước biển, diện tích 482km2, thuộc địa bàn các huyện Sanpatong, Chomthong, Mae Chaem, Mae Wang, và Toi Lor Sub của tỉnh Chiang Mai, cách thành phố Chiang Mai 110km về phía Bắc. Nơi đây là một vùng núi đồi với những khu rừng xanh tươi, những sông suối và thác nước hùng vĩ, khí hậu quanh năm mát mẻ, mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, và là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật: khoảng 362 loài chim, hơn 30 loài dơi, rồi gấu, hươu, nai, sóc bay, voọc, khỉ,… bên cạnh những rừng thông, rừng hỗn hợp, rừng rụng lá, rừng nhiệt đới,... Chính vì thế, Doi Inthanon hiện là điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái và văn hóa ở Thái Lan. Ngôi làng hơn 280 tuổi Nong Thao nằm lọt giữa rừng quốc gia Doi Inthanon, với vài chục hộ người dân tộc thiểu số Karen sinh sống ổn định đã lâu đời. Nếu như ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cư dân bản địa thường phải di dời khỏi vùng lõi, thậm chí cả vùng đệm, nơi vừa được tuyên bố là rừng quốc gia, với lý do để bảo vệ rừng, thì ở Nong Thao, nhà vua Thái Lan lại có sắc chỉ cho phép họ tiếp tục sống ngay trong vùng lõi của Doi Inthanon như bao đời tổ tiên họ đã cư ngụ nơi đây. Bởi một lẽ đơn giản: đã bao đời nay, những người Karen của làng Nong Thao vẫn luôn coi rừng là bè bạn và Thái Lan muốn bảo vệ rừng quốc gia bằng cách không gây đảo lộn môi trường sống của họ, rồi chính họ lại trở thành những người giữ rừng tốt nhất. Trong khi đó, tại Việt Nam, trong vấn nạn phá rừng quốc gia Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận, Việt Nam), thì chính nhóm người di dân ở đây lại là tác nhân quay lại phá rừng và trở thành người dẫn đường cho lâm tặc để mưu sinh. Khi quan sát Nong Thao, thấy nhịp sống trôi đi từ từ chậm rãi theo tiếng con suối nhỏ chảy róc rách quanh làng. Ven bờ suối đàn bò chậm rãi nhai cỏ, bên nhà sàn vài con lợn thả rông loanh quanh dưới mấy chân cột, rặng tre xanh uốn mình trong gió. Hai bên đường làng, lác đác những bông hoa rừng vàng rực hoặc xanh tươi thêm phần sinh động. Tất cả đều cho thấy sự có mặt của thiên nhiên hoang dã ngay tại nơi cư ngụ của con người, đan xen hài hòa giữa nhịp sống của làng với hơi thở của rừng. Người Karen có phong tục thờ cúng tổ tiên, họ tin vào sự tồn tại của linh hồn và các lực lượng siêu nhiên khác. Giống như các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Việt Nam, họ cũng cho rằng rừng có linh hồn, rừng là nơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển bền vững Con người với tự nhiên Xu hướng sống bền vững Bảo vệ môi trường sống Giảm khí thải gây ô nhiễm Làng Nong Thao ở Thái LanTài liệu liên quan:
-
342 trang 350 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 326 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 320 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 212 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 146 0 0