Danh mục

Mô hình tố tụng hình sự một số quốc gia điển hình trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích, và đánh giá các mô hình tố tụng hình sự tại một số quốc gia điển hình trên thế giới hiện nay (Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp). Từ đó đề xuất các kinh nghiệm cho mô hình tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở phù hợp thực tiễn thủ tục tố tụng hình sự và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tố tụng hình sự một số quốc gia điển hình trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Bành Quốc Tuấn Lương Khải Ân Trịnh Tuấn Anh Tóm tắt: Bài viết phân tích, và đánh giá các mô hình tố tụng hình sự tại một số quốcgia điển hình trên thế giới hiện nay (Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp). Từ đó đề xuất các kinhnghiệm cho mô hình tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở phù hợp thực tiễn thủ tục tố tụnghình sự và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ khóa: Mô hình tố tụng hình sự, tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự Abstract: The article analyzes and evaluates criminal procedure models in sometypical countries in the world today (the United States, the French Republic). From there,we propose experiences for the Vietnamese criminal procedure model on the basis of beingconsistent with the practice of criminal procedures and ensuring compliance withinternational practices. Keywords: Criminal procedure model, criminal procedure, criminal procedural law1. Dẫn nhập Mô hình tố tụng hình sự theo cách hiểu chung nhất, là cách thức tổ chức hoạt động tốtụng hình sự tìm đến sự thật khách quan của vụ án. Cách thức tổ chức này quyết định địa vịtố tụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của tốtụng hình sự (TTHS) và cả trình tự, thủ tục và các điều kiện để tiến hành các hành vi tố tụngcụ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự1. Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hìnhTTHS khác nhau tùy theo truyền thống pháp luật. Đa số mọi người thường hay nhắc đến haimô hình TTHS phổ biến là mô hình tố tụng tranh tụng (điển hình Hoa Kỳ); mô hình thẩm PGS.TS., Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) - Chủ tịch hội đồng khoahọc Trung tâm TTTM Phía Nam (STAC) TS.LS., Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) ThS.,Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng - Hòa giải viên Trung tâm TTTM Phía Nam (STAC); Email:anhtt@dau.edu.vn1 Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thủy (2010), “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cảicách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17(178), tr.5-11 94vấn (điển hình Cộng hòa Pháp)2. Trong những năm gần đây, dưới tác động sâu sắc của toàncầu hóa, pháp luật các quốc gia theo mô hình tố tụng thẩm vấn ở Châu Á, Mỹ La Tinh đãđưa vào áp dụng một số yếu tố tranh tụng; và điều này đã dẫn đến một xu hướng về mô hìnhTTHS pha trộn. Tuy nhiên, khoa học tư pháp hình sự Việt Nam, và nước ngoài có nhiềuquan điểm cho rằng: “Chỉ có hai loại mô hình tố tụng đặc trưng là mô hình TTHS thẩm vấn,và mô hình TTHS tranh tụng; hai loại mô hình đã tiếp thu, ảnh hưởng lẫn nhau mà khôngtồn tại mô hình TTHS pha trộn3”. Dù theo quan điểm nào thì về cơ bản khoa học tư pháphình sự Việt Nam và thế giới đều thừa nhận có hai mô hình TTHS chủ yếu là tranh tụng,điển hình là mô hình TTHS của Hoa Kỳ; và thẩm vấn, điển hình là mô hình TTHS của CộngHòa Pháp.2. Mô hình tố tụng hình sự một số quốc gia điển hình trên thế giới2.1. Mô hình tố tung hình sự của Hoa Kỳ Mô hình TTHS của Hoa Kỳ điển hình của mô hình TTHS tranh tụng là điều khôngphải bàn cãi. Nhìn cách tổng quan, với đặc trưng của hệ thống pháp luật không thành văn,Hoa Kỳ không có Bộ luật TTHS toàn diện, các quy tắc TTHS liên bang bao gồm 61 quy tắcthủ tục, quy định về các thủ tục giải quyết một vụ án hình sự4. Nghiên cứu cho thấy, mô hìnhTTHS của Hoa Kỳ có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, có sự phân định rành mạch quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham giatố tụng. (i) Bên buộc tội bao gồm cơ quan điều tra; và cơ quan công tố [Cần lưu ý trong môhình TTHS Hoa Kỳ, công tố viên không có bất cứ quyền hạn giám sát nào đối với cơ quanđiều tra, Tòa án. Chức năng duy nhất của văn phòng Công tố là truy tố]. (ii) Bên gỡ tội gồm người bị tình nghi phạm tội (Nghi can, bị can; và bị cáo); và luậtsư bào chữa. Trong mô hình TTHS Hoa Kỳ, quyền của người bị tình nghi phạm tội được mở2 Robert Strang, “More adversarial, but not completely adversarial”: Reformasi of the Indonesian criminalprocedure code, 32 Fodham Int’l L.R. 188, trang 1293 Nguyễn Ngọc Kiện (Sách chuyên khảo- chủ biên năm 2019), “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơthẩm”, Nxb. Tư pháp.4 Federal Rules of Criminal Procedure, [https://www.law.cornell.edu/rules/frcrmp], (truy cập ngày 1/6/2021) 95rộng và triệt để tôn trọng thông qua quyền được im lặng (quy tắc mirada), nguyên tắc suyđoán vô tội….5 Trong giai đoạn điều tra, và truy ...

Tài liệu được xem nhiều: