Danh mục

Mô hình và mô thức bảo tồn bền vững di sản đô thị

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này xem xét các mô hình ứng xử với di sản và các mô thức tổ chức không gian bảo tồn di sản tại Việt Nam và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba mô hình ứng xử chính: Thôn tính di sản, cạnh tranh di sản và cộng sinh di sản. Trong đó, mô hình cộng sinh di sản được xem là hiệu quả nhất để dung hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình và mô thức bảo tồn bền vững di sản đô thịTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) MÔ HÌNH VÀ MÔ THỨC BẢO TỒN BỀN VỮNG DI SẢN ĐÔ THỊ Lê Nguyên Phương*, Lê Hoàng Phương Đại học Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ *Email: pln@mqlpau.com.vn Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 11/7/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Bài viết này xem xét các mô hình ứng xử với di sản và các mô thức tổ chức không gian bảo tồn di sản tại Việt Nam và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba mô hình ứng xử chính: Thôn tính di sản, cạnh tranh di sản và cộng sinh di sản. Trong đó, mô hình cộng sinh di sản được xem là hiệu quả nhất để dung hòa giữa bảo tồn và phát triển. Mô hình này tổ chức không gian đô thị thành các khu vực chuyên biệt như khu lịch sử trung tâm, khu du lịch trung tâm và khu thương mại trung tâm. Bài viết cũng giới thiệu các mô thức tổ chức không gian di sản và cộng đồng dân cư, trong đó nổi bật là mô thức cộng đồng chung sống với vai trò chủ nhân của cộng đồng địa phương trong bảo tồn di sản. Ngoài ra, các đặc trưng của “đô thị di sản” cũng được đề xuất và một số đồ án quy hoạch tại các đô thị di sản tiêu biểu tại Việt Nam dựa trên mô hình cộng sinh di sản và mô thức cộng đồng chung sống được đề cập. Từ khóa: Cộng sinh di sản, cộng đồng chủ nhân, đô thị di sản, kinh tế di sản, quy hoạch di sản.1. MỞ ĐẦU Quan điểm đồng nhất các khu di sản với các di tích lịch sử, khảo cổ hoặc kiếntrúc, nghệ thuật đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong thời gian dài. Mà từ đó, dẫntới giải pháp bảo tồn chủ yếu là khoanh vùng bảo vệ “cứng” để bảo quản, tu bổ, phụchồi, “đóng băng” di sản trong trạng thái hiện hữu1, ngăn chặn sự biến đổi do yếu tố thờigian hoặc con người. Mặc dù giúp bảo vệ di sản khỏi sự xuống cấp và mất mát, nhưngcách tiếp cận này có thể khiến di sản không được nhận diện một cách toàn vẹn, trở nênxa rời với bản sắc và đời sống của cộng đồng, cũng như khiến di sản bị coi thành trở ngại1Phương pháp bảo tồn phổ biến hiện nay tại Việt Nam và một số nước khác trên thế giới, khoanhvùng khu vực bảo vệ đúng theo quy định mà bỏ qua các yếu tố như vùng đệm, vùng phát huygiá trị,… từ đó sẽ bảo vệ di sản một cách thụ động, cô lập và hạn chế khả năng phát triển. 197Mô hình và mô thức bảo tồn bền vững di sản đô thịcho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại. Việc bảo tồn di sản trở thành đặc quyền vànghĩa vụ của nhà nước, các cấp chính quyền và các chuyên gia; dân cư và công chúnghoàn toàn đứng ngoài, thậm chí trở thành chướng ngại. Vì những hạn chế đó, tập quán này đang trở nên lỗi thời và dần được thay thếbằng quan điểm nhìn nhận di sản trong một bối cảnh tổng thể, đưa di sản trở về vớicộng đồng và mang lại lợi ích cho cộng đồng, như tinh thần của UNESCO: “Các cộngđồng chủ nhân và dân cư bản địa phải được tham gia lập quy hoạch cho bảo tồn và du lịch” và“Hoạt động du lịch và bảo tồn phải có lợi cho cộng đồng chủ nhân” (Công ước quốc tế về dulịch văn hoá ICOMOS, 1999). Trước đó, UNESCO đã đưa ra các khái niệm Cảnh quanVăn hóa vào năm 1992, cũng như điều chỉnh và sửa đổi các tiêu chí về Giá trị Nổi bậtToàn cầu của di sản văn hóa thế giới theo hướng ngày càng hướng đến các truyền thốngvăn hoá và các di sản “sống” (living heritage). Đồng thời với đó, quan điểm hiện nay của UNESCO là “có thể tạo nhiều hơn mộtvùng đệm cho một di sản để tăng cường tính toàn vẹn và quản lý. Ví dụ, ranh giới của một khuvực để bảo tồn các điểm nhìn và bối cảnh quan trọng của khu vực đô thị có thể khác với ranh giớicần thiết để quản lý các tác động giao thông hoặc áp lực của du khách” và kiến nghị về sự hữuích của “một khu vực ảnh hưởng (an area of influence) nằm bên ngoài vùng lõi di sản và bấtkỳ vùng đệm nào”/ Trích từ Báo cáo 25 - Di sản thế giới và vùng đệm (Hội nghị Chuyêngia UNESCO, Davos, Thụy Sĩ 2008). Theo những tôn chỉ đó, ở mọi cấp độ (không chỉ đối với những di sản có tầm ảnhhưởng lớn, các đô thị di sản), quy hoạch đều cần đề xuất những giải pháp có thể tạo ra,chuyển hóa những tài nguyên sản nghiệp văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế,tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp đến các ngành khác, đảm bảo kết dư tài chính,đồng thời phải mở rộng khu vực nghiên cứu, những khu vực ảnh hưởng và những khuvực tương tác phát triển để đưa ra những định hướng về thiết kế đô thị, thiết kế cảnhquan để bảo tồn cảnh quan văn hóa của di tích, tạo ra nguồn sinh kế cho người dân địaphương, giải phóng những nguồn lực xã hội, tạo ra tâm lý tích cực để cộng đồng tự giácbảo tồn di tích cùng các giá trị di sản vật thể và phi vật thể.2. CÁC MÔ HÌNH ỨNG XỬ, BẢO TỒN DI SẢN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾGIỚI Trong những thập niên gần đây, cách tiếp cận bảo tồn di sản trên thế giới đã cónhiều thay đổi, từ việc chú trọng bảo tồn nguyên trạng sang xu hướng kết hợp bảo tồnvới phát triển bền vững. UNESCO đã nhận thức được vấn đề này và đưa ra những chínhsách tích hợp quan điểm phát triển bền vững với bảo tồn di sản (UNESCO, 2015). Tạimột số quốc gia, di sản bị xem nhẹ trước áp lực phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng disản bị xâm lấn hoặc phá hủy. Ở nơi khác, di sản được bảo tồn nghiêm ngặt, tạo ra sự 198TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024)tách biệt giữa khu vực di sản và phần còn lại của đô thị. Tuy nhiên, cũng có những môhình thành công trong việc hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển đô t ...

Tài liệu được xem nhiều: