Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc và đô thị, bài học kinh nghiệm từ Pháp và Nhật Bản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc và đô thị, bài học kinh nghiệm từ Pháp và Nhật BảnTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ ĐÔ THỊ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHÁP VÀ NHẬT BẢN Nguyễn Hoài Vũ*, Võ Phan Hoàng Trang, Lê Minh Hưng Khoa Kỹ thuật, Trường Đại học Việt Đức *Email: vu.nh@vgu.edu.vn Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 10/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Từ khóa di sản trong di sản kiến trúc và đô thị, vốn dĩ đã thể hiện vai trò quan trọng của mình. Từ cổ chí kim, muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, hay văn minh của một khu vực, một quốc gia, việc nghiên cứu các di tích kiến trúc và đô thị là việc làm không thể bỏ qua. Trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay, một số khu vực, với làn sóng phát triển kinh tế và nhập cư, đã vô tình chạy theo xu hướng toàn cầu hóa mà bỏ quên đi những giá trị cốt lõi, hay bản sắc của chính mình. Các di sản kiến trúc tại địa phương đó không được quan tâm đúng cách, dẫn đến xuống cấp theo thời gian, hoặc bị xâm phạm và có nguy cơ bị phá hủy. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực lại làm rất tốt công việc bảo tồn, không những thế, còn thúc đẩy sự phát triển bền vững dựa trên các thế mạnh giá trị mà di sản mang lại. Theo đó, báo cáo này tập trung phân tích các bài học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc và đô thị từ các nước phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp; dựa trên kết quả nghiên cứu, đưa ra một vài kiến nghị cho nhiệm vụ này tại Việt Nam. Từ khóa: Di sản, đô thị, đô thị di sản, kiến trúc, phát triển bền vững, quốc tế.1. MỞ ĐẦU Một khu vực có thể được diễn giải như một sự liên tục trong thời gian và khônggian thông qua các di sản kiến trúc và đô thị. Bản sắc và các thuộc tính địa phươngđược hình thành và nuôi dưỡng bởi vô số nhóm dân cư và hoạt động khai thác thiênnhiên. Do đó, di sản chính là nguồn lực gắn kết xã hội, tạo ra đa dạng văn hóa và làđộng lực để duy trì, tái tạo, đổi mới và phát triển đô thị [1]. Vấn đề giữ cân bằng giữa bảo tồn và phát triển giá trị di sản không bao giờ làviệc dễ dàng vì luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Chẳng hạn, thách thức về thay 29Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc và đô thị, bài học kinh nghiệm từ Pháp và Nhật Bảnđổi kết cấu khu vực di sản do đô thị hóa và công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, các di tíchkiến trúc và môi trường di sản có rủi ro bị xâm hại, biến dạng, thay thế, hoặc mất dầnđi bản sắc vốn có, do sự phát triển của các hạ tầng kỹ thuật như giao thông, bến bãi, vàcác dự án khai thác khác. Ngoài ra, còn có thách thức về sự thay đổi tiêu cực lên tínhxác thực của bản sắc địa phương do tăng trưởng kinh tế- xã hội và biến động dân số.Thêm nữa, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng lớn lên hệthống di sản thiên nhiên hiện hữu [2]. Bài viết này nhằm mục tiêu tìm hiểu các chiến lược đảm bảo cân bằng giữa bảotồn và phát triển các giá trị di sản kiến trúc và đô thị trong bối cảnh phát triển bềnvững. Qua đó, bài viết sẽ trả lời các câu hỏi: (i) Di sản kiến trúc và đô thị hàm chứanhững ý nghĩa nào? (ii) Các khía cạnh phát triển bền vững nào cần được quan tâm khihoạch định chiến lược bảo tồn và phát triển đô thị di sản? Và (iii) Kinh nghiệm quốc tếtrong việc cân bằng giữa bảo tồn và phát triển như thế nào?2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp làm chủ đạo. Các câu hỏinghiên cứu được giải quyết thông qua phân tích các tài liệu thứ cấp từ các nguồn làsách chuyên ngành, bài báo khoa học, tạp chí khoa học, thuyết minh quy hoạch thànhphố, và các trang điện tử chuyên môn. Từ việc phân tích các khái niệm, định nghĩa vànghiên cứu điển hình (case studies), tổng kết những bài học từ kinh ghiệm quốc tế vàđề xuất kiến nghị cho Việt Nam (xem hình dưới). Hình 1. Khung nghiên cứu (Research framework) (Nhóm tác giả) 30TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024)3. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Di sản, theo UNESCO, là “di sản của chúng ta từ quá khứ, những gì chúng tađang sống cùng hôm nay, và những gì chúng ta truyền lại cho các thế hệ tương lai”1.Theo định nghĩa này, có thể thấy rằng khái niệm di sản không hề bị giới hạn theo thờigian hay dạng vật chất [3]. Di sản bao hàm cả di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóaphi vật thể, và di sản thiên nhiên [4]. Như vậy, khi nói đến di sản kiến trúc và đô thị tức là đã bao gồm tất cả cácphân loại trên. Chẳng hạn, di sản kiến trúc không chỉ là công trình hoặc nhóm các côngtrình hữu hình, mà còn chứa đựng các cảm quan không gian do chính công trình tạora, được công nhận từ sự gắn kết giữa các giá trị khảo cổ, kiến trúc, xây dựng, lịch sử,văn hóa xã hội, và thẩm mỹ; tương tự vậy, di sản đô thị cũng bao gồm cả môi trườngtự nhiên và môi trường nhân tạo [2]. Thông thường, di sản đô thị được phân vùng (lịchsử) và phân lớp (giá trị văn hóa và tự nhiên) rất cụ thể, như các lớp địa hình, môitrường xây dựng và hạ tầng, cơ cấu sử dụng đất, không gian công cộng, cảnh quan,mảng xanh, cũng như lớp văn hóa phi vật thể và bản sắc địa phương. Xét riêng về từ khóa đô thị di sản, Roders và Oers (2011) cho rằng chưa có bấtkỳ định nghĩa toàn diện nào được đưa ra bởi UNESCO, Hội đồng Di tích và Di chỉQuốc tế (ICOMOS2), và Tổ chức các Thành phố Di sản Thế giới (OWHC3), cũng nhưchưa có hạng mục “Thành phố Di sản T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đô thị di sản Di sản kiến trúc Văn hóa kiến trúc Cảnh quan đô thị lịch sử Phát triển kinh tế du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
191 trang 109 0 0
-
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị tại thành phố Huế giai đoạn 1999–2019
12 trang 107 0 0 -
8 trang 56 0 0
-
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch của Tuyên Quang hiện nay
9 trang 45 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch Việt Nam
4 trang 29 0 0 -
4 trang 25 0 0
-
18 trang 25 0 0
-
Bài giảng Khái niệm cơ bản về kiến trúc đô thị
18 trang 24 0 0 -
Du lịch - Văn hóa trong mối quan hệ với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
7 trang 24 0 0 -
Trụ sở toà án - Một di sản kiến trúc quí giá của Hà Nội
6 trang 23 0 0 -
13 trang 23 0 0
-
Ngành du lịch Đà Nẵng trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
6 trang 22 0 0 -
6 trang 22 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội
131 trang 21 0 0 -
Phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững
7 trang 20 0 0 -
134 trang 19 0 0
-
28 trang 19 0 0
-
Di sản đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam
4 trang 18 0 0 -
Du lịch Đà Nẵng trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch bền vững khu vực miền Trung - Tây Nguyên
9 trang 18 0 0 -
Bảo tồn kiến trúc cổ vì lợi ích cộng đồng
3 trang 17 0 0