Danh mục

Mô phỏng ô nhiễm bụi PM10 từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội bằng phần mềm Calroads view

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mềm CALROADS VIEW để mô phỏng lan truyền ô nhiễm bụi PM10 từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của hoạt động giao thông đường bộ đến nồng độ bụi PM10 tại khu vực dân cư dọc theo tuyến đường là khá đáng kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô phỏng ô nhiễm bụi PM10 từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội bằng phần mềm Calroads view Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 24-30 Mô phỏng ô nhiễm bụi PM10 từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội bằng phần mềm Calroads view Dương Ngọc Bách1,*, Phạm Ngọc Hồ1, Nguyễn Việt Hoài1, Phan Văn Hùng2, Phạm Thị Thu Hà2 1 Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 6 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 7 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mềm CALROADS VIEW để mô phỏng lan truyền ô nhiễm bụi PM10 từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của hoạt động giao thông đường bộ đến nồng độ bụi PM10 tại khu vực dân cư dọc theo tuyến đường là khá đáng kể. Nồng độ bụi trung bình 24h lớn nhất là 95,6µg/m3 xấp xỉ bằng 63,6 % so với quy chuẩn cho phép hiện hành. Với hướng gió chủ đạo là Đông Nam (tần suất 33%) thì khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do lan truyền bụi PM10 trong không khí là khu vực dân cư phía quận Đống Đa bên cạnh đường Trường Chinh. Kết quả của mô phỏng bằng mô hình đạt 79% kết quả quan trắc thực tế. Từ khóa: Mô hình hóa, PM10, Calroads view. 1. Mở đầu* tham gia giao thông. Do vậy tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra, hầu như các ngày trong tuần, không chỉ gây cản trở đến hoạt động tham gia giao thông của người dân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh vì sự phát thải chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông là rất lớn. Trong bài nghiên cứu này, phần mềm CALROADS VIEW đã được lựa chọn để mô phỏng ô nhiễm bụi PM10 từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội. Đặc trưng của các nguồn thải giao thông này là lượng phát thải nhỏ nhưng số nguồn phát thải lớn và liên tục. Ngoài ra thì vị trí nguồn thải thấp hơn so với nguồn thải từ hoạt động công nghiệp. Ở nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã được giới khoa học cảnh báo từ rất lâu. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp và sinh hoạt. Trong đó hoạt động giao thông đóng góp 70% lượng khí thải ô nhiễm [1]. Đường Trường Chinh là một trong những tuyến đường huyết mạch trong nội đô thành phố Hà Nội, có lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn. Trong khi đó đây là tuyến đường khá hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu _______ * Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-4-38587285 Email: duongngocbach@hus.edu.vn 24 D.N. Bách và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 24-30 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra khảo sát hiện trường - Sử dụng camera để ghi hình lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại tuyến đường Trường Chinh. Vị trí đặt camera ghi hình tại cổng Viện y học Hàng không-225 Trường Chinh - Hà Nội. Mỗi ngày ghi hình trong 24 khung giờ từ 1h-24h, mỗi giờ ghi hình 15 phút. Sau khi ghi hình giao thông, tiến hành đếm số lượng và phân loại các phương tiện giao thông từ các file ghi hình để có được diễn biến lưu lượng giao thông ở tuyến đường Trường Chinh từ ngày 19/1/2015 đến 31/1/2015. - Sử dụng máy đo khí tượng để thu thập các dự liệu khí tượng với các thông số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, lượng mưa. Thiết bị ghi dữ liệu 2 lần trong 1 giờ, mỗi lần cách nhau 30 phút, ngày đo 24 giờ, thời gian đo trùng thời gian với quan trắc giao thông.Vị trí lắp đặt thiết bị đo khí tượng lựa chọn trên đỉnh tòa nhà Đ4, cách mặt đất 10m, trong Viện y học Hàng không-225 Trường Chinh- Hà Nội - Bụi PM10 được đo trực tiếp liên tục bằng máy đo GRIMM. Để đánh giá sự lan truyền bụi PM10 trong không khí do hoạt động giao thông, máy đo bụi được đặt tại 3 vị trí khác nhau với 2 vị trí đo bụi gần nguồn giao thông ký hiệu là TC1 và TC2, vị trí đo bụi thứ 3 là đo môi trường nền, cách xa nguồn giao thông ký hiệu là BG trong đó: TC1: Ngõ 306 Trường Chinh, cách đường Trường Chinh 2m. Máy được đặt tại vị trí có độ cao 1,7 m cách mặt đất; TC2: Viện Y Học Hàng Không 225 Trường Chinh. Cách đường Trường Chinh 5m. Máy được đặt tại vị trí có độ cao 2 m so với mặt đất; BG: Đo môi trường nền, đặt trên đỉnh tòa nhà Đ4 bên trong Viện Y Học Hàng Không, cách mặt đất 7m, cách đường Trường Chinh 150m. Thời gian đo trong khung thời gian quan trắc khí tượng và lưu lượng xe, Máy ghi dữ liệu 2 lần trong 1 giờ, mỗi lần cách nhau 30 phút, ngày đo 24 giờ. 2.2. Phương pháp mô hình hóa Phương pháp mô hình hóa toán học ứng dụng trong môi trường không khí được trình bày chi tiết trong [2]. Để ứng dụng phương pháp này trong việc đánh giá quá trình lan truyền bụi PM10 phát thải từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Trường Chinh - Hà Nội, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: