Danh mục

Mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 472.62 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu về những rào cản chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước. Thông qua phân tích các điều kiện cho vay nguồn vốn này theo quy định hiện hành của Chính phủ đặt trong mối tương quan với điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 MỞ RỘNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Nguyễn Cảnh Hiệp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu về những rào cản ch nh sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước. Thông qua phân t ch các điều kiện cho vay nguồn vốn này theo quy định hiện hành của Chính phủ đặt trong mối tương quan với điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), bài viết đã ch ra những rào cản chủ yếu mà DNNVV phải đối mặt liên quan đến thủ tục vay vốn, tài sản bảo đảm tiền vay ( ĐTV) và lãi suất cho vay. Dựa trên kết quả phân t ch đó, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp tháo gỡ các rào cản nhằm mở rộng khả năng cho các DNNVV trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư. Từ khoá: Rào cản, tiếp cận vốn, tín dụng ĐTPT của Nhà nước REMOVING OBSTACLES FOR SMES IN ACCESSING THE STATE’S DEVELOPMENT INVESTMENT CREDIT Abstract: This article studies the obstacles for SMEs in accessing the State‟s development investment credit. By analyzing lending conditions of this capital source currently regulated by the Government in comparison with those of commercial banks regulated by the State Bank of Vietnam, the article points out main obstacles that SMEs have to face relating to borrowing procedures, security assets and lending rates. Based on the result of the analysis, the author suggests some solutions to remove obstacles with the aim of encouraging SMEs to use the State‟s development investment credit capital for carrying out investment projects. Keywords: obstacles, capital access, the State‟s development investment credit 1. Đặt vấn đề Thế giới đang chuyển mình trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà trong đó có sự phát triển và ứng dụng rộng rãi các công nghệ như điện toán đám mây, công nghệ di động, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), mạng xã hội.... Cuộc cách 325 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 mạng này có những tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động của các DNNVV. Tuy nhiên, với những hạn chế cố hữu về năng lực tài chính, công nghệ và quản lý, trong bối cảnh Cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, các DNNVV càng tỏ ra dễ bị tổn thương hơn so với các doanh nghiệp lớn. Theo thống kê của Hiệp hội DNNVV, đến năm 2018, Việt Nam có gần 600.000 DNNVV, chiếm khoảng 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước (GDP), 30% thu ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm... Do đó có thể nói, đây là một lực lượng rất quan trọng của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với nguồn vốn tự có nhìn chung còn nhỏ bé, hoạt động của các DNNVV nước ta vẫn trông chờ phần nhiều vào nguồn vốn vay, trong đó bao gồm cả vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Về thực chất, tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một biện pháp hỗ trợ về nguồn vốn trung và dài hạn có tính ưu đãi từ Nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung, trong đó có DNNVV, dưới hình thức cho vay thông qua một định chế tài chính chuyên biệt là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để đầu tư vào một số loại dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng thuộc những ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn mà Nhà nước ưu tiên đầu tư. So với thời gian đầu mới được triển khai (năm 2000), nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước hiện tại đã có sự thu hẹp đáng kể về danh mục đối tượng cho vay cũng như các điều kiện ưu đãi trong đó. Tuy nhiên, nếu so với nguồn vốn vay của các NHTM, nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước hiện nay nhìn chung vẫn có một số điểm hấp dẫn với thời hạn cho vay tương đối dài, lãi suất cho vay không cao và không phải trả một số loại phí như khi vay vốn từ NHTM (phí trả nợ trước hạn, phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng, phí thu xếp cho vay hợp vốn, phí cam kết rút vốn…). Mặc dù vậy, để được sử dụng nguồn vốn này, các doanh nghiệp vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo những quy định chặt chẽ của Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp lớn, có năng lực tài chính cũng như năng lực sản xuất kinh doanh, việc đáp ứng các điều kiện vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với các DNNVV mà trong đó đa phần có năng lực tài chính và trình độ quản lý hạn chế, thì những quy định nói trên trong nhiều trường hợp lại trở thành rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và các DNNVV của nước ta đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nói chung cũng như vốn trung và dài hạn nói riêng, việc tháo gỡ các rào cản nhằm mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một việc làm cần thiết, khi mà nguồn vốn này vẫn là một kênh tài trợ được nhiều DNNVV lựa chọn để thực hiện một số loại dự án đầu tư nằm trong danh mục được Chính phủ quy định nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. 2. Những rào cản chủ yếu đối với DNNVV trong tiếp cận vốn tín dụng ĐTPT củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: