Danh mục

Mở rộng lãnh thổ về phương Nam

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 135.50 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nam tiến (chữ Hán: 南進) chỉ sự phát triển lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam.Lãnh thổ Việt Nam đã được mở rộng từ Bắc vào Nam qua từng thời kỳ trong lịch sử. Thời kỳ đầu, lãnh thổ Việt Nam bao gồm khu vực châu thổ sông Hồng (Đồng bằng Bắc bộ hiện nay).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng lãnh thổ về phương NamMở rộng lãnh thổ về phương Nam( Nam tiến )Nam tiến (chữ Hán: ( ) chỉ sự phát triển lãnh thổ của người Việt vềphương nam trong lịch sử Việt Nam.Lãnh thổ Việt Nam đã được mở rộng từ Bắc vào Nam qua từng thờikỳ trong lịch sử. Thời kỳ đầu, lãnh thổ Việt Nam bao gồm khu vựcchâu thổ sông Hồng (Đồng bằng Bắc bộ hiện nay). Do đặc điểm địa-chiến lược, trong tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nammở rộng lãnh thổ sang phía Đông thì gặp biển, phía Tây thì bị các dãynúi hiểm trở của dãy Trường Sơn ngăn cản, phía Bắc là lãnh thổ củangười khổng lồ Hán, nên chỉ có thể lần lượt chinh phục và khai phávề phương Nam. Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nângdiện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từthế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hìnhthành và tồn tại như hiện nay.Sát nhập Chiêm ThànhNhà Lý-Trần-HồĐây là thời kỳ thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa Đại Việt vớiChiêm Thành ở phía nam. Phần thắng thường thuộc về Đại Việt, vốnlà nước mạnh hơn.Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánhChiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ (JayaRudravarman). Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính,Địa Lý và Ma Linh cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đấtmới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất này, nay làQuảng Bình và bắc Quảng Trị.Năm 1306, thuộc vào một giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mốigiao hảo tốt đẹp, nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua ChiêmThành bấy giờ là Chế Mân (Jaya Simhavarman) . Đổi lại Chế Mândâng đất cho Đại Việt gồm Châu Ô và Châu Rí. Các vùng đất nàyđược vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, naythuộc vùng nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, lãnh thổ Đại Việtphía nam tới đèo Hải VânNhững năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tụcđem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ từ ĐàNẵng tới Quảng Ngãi ngày nay. Tuy nhiên phần lãnh thổ này bị ChiêmThành lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407)Nhà Hậu LêTrong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chiêm Thành và Đại Việt quan hệtương đối giao hảo.Đến năm 1470 quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành căng thẳng,vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn quân đánh Chiêm Thành.Năm 1471, quân Đại Việt phá tan kinh đô Vijaya (thuộc Bình Địnhngày nay), vua Trà Toàn (Pau Kubah) bị bắt và chết trên đường vềThăng Long. Lê Thánh Tông đã sát nhập miền bắc Chiêm Thành, từđèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới làthừa tuyên Quảng Nam.Quân đội nhà Lê còn tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, LêThánh Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bi, ghicông mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nétchữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.Chúa Nguyễn (Đàng Trong)Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công củachúa Trịnh từ phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai về phươngnam, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõiViệt Nam về phía nam chưa từng thấy trong lịch sử.Năm 1611, vua Po Nit tiến đánh Quảng Nam, trước hành động nàychúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân vào đánh nướcChiêm Thành lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện làĐồng Xuân và Tuy Hòa, nay thuộc Phú Yên.Năm 1653 vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm (Po Nraop) nhằm đòi lạiđất Phú Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Nguyễn Phúc Tầnsai quan cai cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Tấm xin hàng, chúa Nguyễnđể từ sông Phan Lang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Langtrở ra lấy làm phủ Thái Ninh, sau đổi làm phủ Diên Khánh, nay thuộcKhánh Hòa. Tại đây đặt dinh Thái Khang để Hùng Lộc làm thái thú.Năm 1693 với lý do vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh (Po Saot) bỏkhông tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai quan tổng binhlà Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thânthuộc về Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làmThuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của BàTranh làm đề đốc trấn giữ, bắt đổi y phục như người Việt Nam đểphủ dụ dân Chiêm Thành.Tuy nhiên, do sự kháng cự của người Champa và cũng cần tập trungcho việc khai phá đất Nam bộ của Chân Lạp nên qua năm 1697, chúaNguyễn đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành Trấn, dành cho ngườiChăm cơ chế tự trị nhưng vẫn thuộc sự bảo hộ của chúa Nguyễn.Đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị trên và lập thànhtỉnh Bình Thuận.Xâm chiếm Chân LạpChúa NguyễnViệt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh năm 1650Trong thời kỳ này, nhiều dân Việt ở Đàng Trong bỏ dải đất miềnTrung khắc nghiệt, vào khai khẩn đất làm ruộng ở Bà Rịa, Đồng Nai,Sài Gòn vốn là đất của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gìđặc biệt.Năm 1623 chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhân quan hệ hữu hảo với vuaChân Lạp Chey Chetta II (cha vợ - con rể), đã mượn vùng đất PreyNokor (Sài Gòn ngày nay) của Chân Lạp đặt trạm và quan chức thuthuế lưu dân Việt đang sinh sống xung quanh ở Sài Gòn, Đồng Nai, BàRịaNăm 1658, vua nước Chân Lạp mất, nội bộ nước Chân Lạp lục đụcvì tranh giành ngôi. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã giúp một hoàng thânChân Lạp là Batom Reachea lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạpđã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép ngườiViệt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai, BàRịa. Tại khu vực này lưu dân Việt sinh sống ngày càng đông đúc, chúaNguyễn đã phải cử một đội quân mạnh để giữ gìn an ninh cũng nhưđặt các quan cai trị và thu thuế.Năm 1679 có quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướngHoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây - TrungQuốc), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binhchâu Cao, Lôi, Liêm (Quảng Đông - Trung Quốc) không chịu làm tôinhà Thanh, đem 3000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dânĐại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần nhân muốn khai khẩn đất ChânLạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này cùngvới những lưu dân người Việ ...

Tài liệu được xem nhiều: