Mở rộng việc làm: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở các tỉnh thành phố Duyên hải Việt Nam)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 712.06 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Mở rộng việc làm: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở các tỉnh thành phố Duyên hải Việt Nam)" nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng việc làm của vùng Duyên hải Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng việc làm: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở các tỉnh thành phố Duyên hải Việt Nam) MỞ RỘNG VIỆC LÀM: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI VIỆT NAM) PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, Đinh Nguyệt Bích2, Nguyễn Hải Triều3 (1) Trường Đại học Kinh tế TP. HCM; (2)Trường Đại học Văn Hiến (3) Công ty TNHHMTV Cao su Bình Thuận Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng việc làm của vùng Duyên hải Việt Nam. Nhóm tác giả dựa vào dữ liệu bảng (168 quan sát) của 21 tỉnh thành trong vùng giai đoạn 2009-2016, kết hợp hàm hồi quy dữ liệu Bảng. Ba mô hình hồi quy cơ bản đối với dữ liệu bảng được sử dụng: (i) Mô hình hồi quy truyền thống theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS regression model), (ii) Tác động ngẫu nhiên (REM), (iii) Tác động cố định (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình tác động cố định là phù hợp và các yếu tố tác động đến mở rộng việc làm bao gồm: (i) Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp của tỉnh, thành phố trong tổng giá trị ngành công nghiệp cả nước; (ii) Tốc độ tăng trưởng GDP; (iii) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (iv) Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ; (v) Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong doanh nghiệp; (vi) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ khóa: Việc làm; Vùng Duyên Hải; Dữ liệu Bảng; Hồi quy tác động cố định. 1. Giới thiệu Nằm trong chuỗi các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, kinh tế biển được Việt Nam hết sức chú trọng. Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế biển từ những năm đầu thập niên 1990. Đáng chú ý nhất là Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 09/02/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, trên 1 triệu km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo; nhiều tài nguyên biển như hải sản, dầu khí; tiềm năng kinh tế biển như du lịch, cảng biển, giao thông biển, sửa chữa tàu, thuyền, dịch vụ hậu cần, có thể hình thành vùng phát triển cao, tạo hiệu ứng thúc đẩy các vùng, miền kinh tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế biển ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về biển cần chú trọng khai thác tốt nguồn lực lao động, trong đó đáng chú ý là lực lượng lao động các tỉnh, thành phố duyên hải. Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với ổn định đời sống, việc làm và tạo việc làm mới cho người lao độngcác tỉnh, thành phố duyên hải. Với các hiệp định thương mại tự do được Việt Nam ký kết với các tổ chức, các nước, như: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông - Nam Á (AFTA), Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Nhật Bản, Hàn Quốc đang mở ra cho Việt Nam những triển vọng phát triển kinh tế nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó có thách thức về việc làm. Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông những năm gần đây tạo nên những tiềm ẩn nhiều rủi ro đang đe dọa đến việc làm và đời sống của ngư dân và người lao động ở nhiều ngành nghề kinh tế biển như dầu khí, du lịch biển, cảng biển, giao thông biển, khai thác, đánh bắt hải sản. Do đó, mở rộng việc làm là thách thức của phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có nhiều nghiên cứu một cách có hệ thống để giải thích câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào ảnh hưởng đến mở rộng việc làm? Vấn đề đặt ra cũng là thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Bài viết này, tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Cung cấp nền tảng cơ sở lý thuyết về việc làm; (2) Mô hình 5 định lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm; Và (3) Gợi ý chính sách nhằm mở rộng việc làm. 2. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm 2.1 Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm Theo ILO (2008), việc làm là một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có sự tham gia tích cực, trực tiếp, có tính chất cá nhân vào một hoạt động sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc tìm kiếm lợi nhuận. Theo luật Việc làm Việt Nam (Quốc hội Việt Nam (2013), việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Việc làm, trước hết, là làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật từ công việc đó; hai là, công việc đem lại lợi ích cho bản thân, mà bản thân có quyền sử dụng hay sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất để thực hiện công việc; ba là, làm công việc cho chính gia đình mình và không được trả thù lao dưới bất cứ hình thức nào. Việc làm của qu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng việc làm: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở các tỉnh thành phố Duyên hải Việt Nam) MỞ RỘNG VIỆC LÀM: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI VIỆT NAM) PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, Đinh Nguyệt Bích2, Nguyễn Hải Triều3 (1) Trường Đại học Kinh tế TP. HCM; (2)Trường Đại học Văn Hiến (3) Công ty TNHHMTV Cao su Bình Thuận Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng việc làm của vùng Duyên hải Việt Nam. Nhóm tác giả dựa vào dữ liệu bảng (168 quan sát) của 21 tỉnh thành trong vùng giai đoạn 2009-2016, kết hợp hàm hồi quy dữ liệu Bảng. Ba mô hình hồi quy cơ bản đối với dữ liệu bảng được sử dụng: (i) Mô hình hồi quy truyền thống theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS regression model), (ii) Tác động ngẫu nhiên (REM), (iii) Tác động cố định (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình tác động cố định là phù hợp và các yếu tố tác động đến mở rộng việc làm bao gồm: (i) Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp của tỉnh, thành phố trong tổng giá trị ngành công nghiệp cả nước; (ii) Tốc độ tăng trưởng GDP; (iii) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (iv) Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ; (v) Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong doanh nghiệp; (vi) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ khóa: Việc làm; Vùng Duyên Hải; Dữ liệu Bảng; Hồi quy tác động cố định. 1. Giới thiệu Nằm trong chuỗi các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, kinh tế biển được Việt Nam hết sức chú trọng. Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế biển từ những năm đầu thập niên 1990. Đáng chú ý nhất là Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 09/02/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, trên 1 triệu km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo; nhiều tài nguyên biển như hải sản, dầu khí; tiềm năng kinh tế biển như du lịch, cảng biển, giao thông biển, sửa chữa tàu, thuyền, dịch vụ hậu cần, có thể hình thành vùng phát triển cao, tạo hiệu ứng thúc đẩy các vùng, miền kinh tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế biển ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về biển cần chú trọng khai thác tốt nguồn lực lao động, trong đó đáng chú ý là lực lượng lao động các tỉnh, thành phố duyên hải. Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với ổn định đời sống, việc làm và tạo việc làm mới cho người lao độngcác tỉnh, thành phố duyên hải. Với các hiệp định thương mại tự do được Việt Nam ký kết với các tổ chức, các nước, như: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông - Nam Á (AFTA), Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Nhật Bản, Hàn Quốc đang mở ra cho Việt Nam những triển vọng phát triển kinh tế nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó có thách thức về việc làm. Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông những năm gần đây tạo nên những tiềm ẩn nhiều rủi ro đang đe dọa đến việc làm và đời sống của ngư dân và người lao động ở nhiều ngành nghề kinh tế biển như dầu khí, du lịch biển, cảng biển, giao thông biển, khai thác, đánh bắt hải sản. Do đó, mở rộng việc làm là thách thức của phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có nhiều nghiên cứu một cách có hệ thống để giải thích câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào ảnh hưởng đến mở rộng việc làm? Vấn đề đặt ra cũng là thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Bài viết này, tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Cung cấp nền tảng cơ sở lý thuyết về việc làm; (2) Mô hình 5 định lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm; Và (3) Gợi ý chính sách nhằm mở rộng việc làm. 2. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm 2.1 Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm Theo ILO (2008), việc làm là một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có sự tham gia tích cực, trực tiếp, có tính chất cá nhân vào một hoạt động sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc tìm kiếm lợi nhuận. Theo luật Việc làm Việt Nam (Quốc hội Việt Nam (2013), việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Việc làm, trước hết, là làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật từ công việc đó; hai là, công việc đem lại lợi ích cho bản thân, mà bản thân có quyền sử dụng hay sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất để thực hiện công việc; ba là, làm công việc cho chính gia đình mình và không được trả thù lao dưới bất cứ hình thức nào. Việc làm của qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mở rộng việc làm Chiến lược phát triển kinh tế Kinh tế biển Phát triển tiềm năng kinh tế biển Phát triển du lịch biểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 174 0 0
-
Một số quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển trong thời kỳ đổi mới
3 trang 145 0 0 -
12 trang 116 0 0
-
10 trang 86 0 0
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Khách sạn biển Đà Nẵng
14 trang 63 0 0 -
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
9 trang 57 0 0 -
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý thuyết và minh họa tại Tập đoàn An Thái
8 trang 50 0 0 -
8 trang 43 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững
167 trang 38 0 0 -
Hướng tới những đô thị xanh ven biển bền vững tại Việt Nam
6 trang 35 0 0