Mối liên hệ của protein phản ứng C (CRP) trong tiên lượng đột quỵ thiếu máu não cấp trên lều
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 219.09 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa nồng độ CRP và kích thước tổn thương nhồi máu bằng thang điểm ASPECTs, cũng như khảo sát mối liên quan và giá trị dự đoán của CRP lúc nhập viện với tình trạng phù não sau 72h khởi phát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên hệ của protein phản ứng C (CRP) trong tiên lượng đột quỵ thiếu máu não cấp trên lều MỐI LIÊN HỆ CỦA PROTEIN PHẢN ỨNG C ( CRP ) TRONG TIÊN LƯỢNG ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TRÊN LỀU Đào Duy Khoa (BCV)*, Vũ Anh Nhị **Tóm TắtCơ sở: Phản ứng viêm đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh sinh của đột quỵ thiếu máu não cấp, làmtăng tỉ lệ tử vong và tàn phế thần kinh.Phương pháp: Chúng tôi chọn liên tiếp các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp trên lều nhập việntrong vòng 24 giờ sau khởi phát. Tất cả bệnh nhân được chụp CT não không cản quang, lấy máu thửnồngđộ protein phản ứng C (CRP)tại thời điểm nhập viện sau đó phân tích mối liên quan giữa CRP với điểmASPECT trên CT não lúc nhập viện. Với phân nhóm có NHISS >15 với bán cầu phải hoặc > 20 với báncầu trái sẽ được chụp lại CT não lần 2 sau 72 giờ khởi phát hoặc sớm hơn nếu triệu chứng thần kinh tiếntriển nhanh để đánh giá phù não và phân tích sự liên quan của CRP với phù não.Kết quả: Có 68 trường hợp được nhận vào nghiên cứu. Nồng độ CRP có liên quan chặt chẽ với điểmASPECT, nồng độ CRP càng cao thì điểm ASPECT càng thấp (tổn thương não càng lớn) với pĐẶT VẤN ĐỀĐột quỵ là vấn đề phổ biến trong thực hành thần kinh.Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật sinh họcphân tử, người ta bắt đầu tìm hiểu cơ chế của tổn thương não và phù não sau đột quỵ thiếu máu não cấp ởmức độ phân tử. Các nghiên cứu đã phát hiện ra phản ứng viêm là một trong những yếu tố cực kỳ quantrọng trong cơ chế gây phù não sau đột quỵ thiếu máu não cũng như gây tổn thương não thứ phát nặng nềhơn(8,10). Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng điều trị nhằm vào các yếu tố viêm này cũng là một mục tiêuđiều trị quan trọng giúp giảm phù não, giảm tổn thương não và cải thiện kết cục chức năng(5,7). Các nghiêncứu gần đây cũng nhận thấy rằng các chất đánh dấu viêm cũng có liên quan chặt chẽ với thể tích nhồimáu. Thể tích nhồi máu càng lớn thì tỉ lệ tử vong và tàn phế thần kinh sau đột quỵ càng cao(Error! Referencesource not found.,5) .Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, các xét nghiệm đánh dấu viêm khác khó thực hiện lại đất tiền, chỉcó xét nghiệm hight sensitive C reactive protein (Hs-CRP) là xét nghiệm đánh dấu viêm vừa đơn giản, dễthực hiện lại vừa rẻ tiền. CRP đã được nghiên cứu nhiều trong tim mạch, nhiễm trùng,..nhưng trong độtquỵ vẫn còn khá mới mẻ. Gần đây, các nghiên cứu về CRP trong đột quỵ cho thấy CRP có liên quan đếnđộ nặng và kết cục đột quỵ, đột quỵ tái phát(6,9).cũng như có một số báo cáo về vai trò tiên đoán phù nãocủa CRP trong đột quỵ thiếu máu não cấp(2). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liênquan giữa nồng độ CRP và kích thước tổn thương nhồi máu bằng thang điểm ASPECTs, cũng như khảosát mối liên quan và giá trị dự đoán của CRP lúc nhập viện với tình trạng phù não sau 72h khởi phát.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐây là một nghiên cứu tiền cứu mô tả loạt ca bệnh. Chúng tôi chọn liên tiếp các trường hợp đột quỵ thiếumáu não cấp trên lều nhập viện trong vòng 24 giờ sau khởi phát tại khoa nội bệnh viện Đại Học Y Dượctừ 01/02/2009-30/06/2009 và khoa Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/07/2009-31/09/2009 với các tiêuchuẩn như sau:Tiêu chuẩn chọn:-Khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng thiếu sót thần kinh của nhồi máu não thuộc vùng chi phối độngmạch não giữa.-Thời gian từ lúc khởi phát đến lúc nhập vào khoa trong vòng 24 giờ-Đột quỵ thiếu máu não cấp lần đầu.Tiêu chuẩn loại trừ:-Triệu chứng cải thiện nhanh trong vòng 24 giờ-Có các bệnh lý gây phản ứng viêm như: Viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, sốt, viêm khớp, bệnh tự miễn, chấnthương, nhồi máu cơ tim,…-Có các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan…Tất cả bệnh nhân được chụp CT não không cản quang, khám lâm sàng, đánh giá điểm NIHSS, GCS,ASPECTs, lấy máu thử CRP và các xét nghiệm sinh hóa tại thời điểm nhập viện. Sau đó, tất cả các bệnhnhân sẽ được phân tích mối liên quan giữa CRP với điểm ASPECT trên CT não lúc nhập viện. Với phânnhóm có NHISS >15 với bán cầu phải hoặc > 20 với bán cầu trái sẽ được chụp lại CT não lần 2 sau 72giờ khởi phát hoặc sớm hơn nếu triệu chứng thần kinh tiến triển nhanh để đánh giá phù não và phân tíchsự liên quan của CRP lúc nhập viện với phù não.Xét nghiệm nồng độ CRP thực hiện tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy là Hs-CRP (high sensitive-CRP,viết tắt là Hs-CRP).Hs-CRP khác với định lượng CRP thông thường ở chỗ có ngưỡng phát hiện thấp hơnhơn. Xét nghiệm CRP thông thường có ngưỡng phát hiện thấp nhất khoảng 1mg/L, còn Hs-CRP khoảng0,1mg/L, nghĩa là ngưỡng phát hiện tối thiểu gấp 10 lần so với xét nghiệm CRP thông thường. Tuy nhiên,ngưỡng phát hiện tối đa của Hs-CRP là 10mg/L, còn CRP thông thường lên đến vài trăm mg/L. Để khắcphục nhược điểm này, hãng Randox của Anh đã sản xuất bộ kit CRP full range nghĩa là đo được nồng độCRP từ 0,1-0,2mg/L đến vài trăm mg/L. X ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên hệ của protein phản ứng C (CRP) trong tiên lượng đột quỵ thiếu máu não cấp trên lều MỐI LIÊN HỆ CỦA PROTEIN PHẢN ỨNG C ( CRP ) TRONG TIÊN LƯỢNG ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TRÊN LỀU Đào Duy Khoa (BCV)*, Vũ Anh Nhị **Tóm TắtCơ sở: Phản ứng viêm đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh sinh của đột quỵ thiếu máu não cấp, làmtăng tỉ lệ tử vong và tàn phế thần kinh.Phương pháp: Chúng tôi chọn liên tiếp các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp trên lều nhập việntrong vòng 24 giờ sau khởi phát. Tất cả bệnh nhân được chụp CT não không cản quang, lấy máu thửnồngđộ protein phản ứng C (CRP)tại thời điểm nhập viện sau đó phân tích mối liên quan giữa CRP với điểmASPECT trên CT não lúc nhập viện. Với phân nhóm có NHISS >15 với bán cầu phải hoặc > 20 với báncầu trái sẽ được chụp lại CT não lần 2 sau 72 giờ khởi phát hoặc sớm hơn nếu triệu chứng thần kinh tiếntriển nhanh để đánh giá phù não và phân tích sự liên quan của CRP với phù não.Kết quả: Có 68 trường hợp được nhận vào nghiên cứu. Nồng độ CRP có liên quan chặt chẽ với điểmASPECT, nồng độ CRP càng cao thì điểm ASPECT càng thấp (tổn thương não càng lớn) với pĐẶT VẤN ĐỀĐột quỵ là vấn đề phổ biến trong thực hành thần kinh.Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật sinh họcphân tử, người ta bắt đầu tìm hiểu cơ chế của tổn thương não và phù não sau đột quỵ thiếu máu não cấp ởmức độ phân tử. Các nghiên cứu đã phát hiện ra phản ứng viêm là một trong những yếu tố cực kỳ quantrọng trong cơ chế gây phù não sau đột quỵ thiếu máu não cũng như gây tổn thương não thứ phát nặng nềhơn(8,10). Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng điều trị nhằm vào các yếu tố viêm này cũng là một mục tiêuđiều trị quan trọng giúp giảm phù não, giảm tổn thương não và cải thiện kết cục chức năng(5,7). Các nghiêncứu gần đây cũng nhận thấy rằng các chất đánh dấu viêm cũng có liên quan chặt chẽ với thể tích nhồimáu. Thể tích nhồi máu càng lớn thì tỉ lệ tử vong và tàn phế thần kinh sau đột quỵ càng cao(Error! Referencesource not found.,5) .Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, các xét nghiệm đánh dấu viêm khác khó thực hiện lại đất tiền, chỉcó xét nghiệm hight sensitive C reactive protein (Hs-CRP) là xét nghiệm đánh dấu viêm vừa đơn giản, dễthực hiện lại vừa rẻ tiền. CRP đã được nghiên cứu nhiều trong tim mạch, nhiễm trùng,..nhưng trong độtquỵ vẫn còn khá mới mẻ. Gần đây, các nghiên cứu về CRP trong đột quỵ cho thấy CRP có liên quan đếnđộ nặng và kết cục đột quỵ, đột quỵ tái phát(6,9).cũng như có một số báo cáo về vai trò tiên đoán phù nãocủa CRP trong đột quỵ thiếu máu não cấp(2). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liênquan giữa nồng độ CRP và kích thước tổn thương nhồi máu bằng thang điểm ASPECTs, cũng như khảosát mối liên quan và giá trị dự đoán của CRP lúc nhập viện với tình trạng phù não sau 72h khởi phát.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐây là một nghiên cứu tiền cứu mô tả loạt ca bệnh. Chúng tôi chọn liên tiếp các trường hợp đột quỵ thiếumáu não cấp trên lều nhập viện trong vòng 24 giờ sau khởi phát tại khoa nội bệnh viện Đại Học Y Dượctừ 01/02/2009-30/06/2009 và khoa Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/07/2009-31/09/2009 với các tiêuchuẩn như sau:Tiêu chuẩn chọn:-Khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng thiếu sót thần kinh của nhồi máu não thuộc vùng chi phối độngmạch não giữa.-Thời gian từ lúc khởi phát đến lúc nhập vào khoa trong vòng 24 giờ-Đột quỵ thiếu máu não cấp lần đầu.Tiêu chuẩn loại trừ:-Triệu chứng cải thiện nhanh trong vòng 24 giờ-Có các bệnh lý gây phản ứng viêm như: Viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, sốt, viêm khớp, bệnh tự miễn, chấnthương, nhồi máu cơ tim,…-Có các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan…Tất cả bệnh nhân được chụp CT não không cản quang, khám lâm sàng, đánh giá điểm NIHSS, GCS,ASPECTs, lấy máu thử CRP và các xét nghiệm sinh hóa tại thời điểm nhập viện. Sau đó, tất cả các bệnhnhân sẽ được phân tích mối liên quan giữa CRP với điểm ASPECT trên CT não lúc nhập viện. Với phânnhóm có NHISS >15 với bán cầu phải hoặc > 20 với bán cầu trái sẽ được chụp lại CT não lần 2 sau 72giờ khởi phát hoặc sớm hơn nếu triệu chứng thần kinh tiến triển nhanh để đánh giá phù não và phân tíchsự liên quan của CRP lúc nhập viện với phù não.Xét nghiệm nồng độ CRP thực hiện tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy là Hs-CRP (high sensitive-CRP,viết tắt là Hs-CRP).Hs-CRP khác với định lượng CRP thông thường ở chỗ có ngưỡng phát hiện thấp hơnhơn. Xét nghiệm CRP thông thường có ngưỡng phát hiện thấp nhất khoảng 1mg/L, còn Hs-CRP khoảng0,1mg/L, nghĩa là ngưỡng phát hiện tối thiểu gấp 10 lần so với xét nghiệm CRP thông thường. Tuy nhiên,ngưỡng phát hiện tối đa của Hs-CRP là 10mg/L, còn CRP thông thường lên đến vài trăm mg/L. Để khắcphục nhược điểm này, hãng Randox của Anh đã sản xuất bộ kit CRP full range nghĩa là đo được nồng độCRP từ 0,1-0,2mg/L đến vài trăm mg/L. X ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đột quỵ thiếu máu não cấp trên lều Protein phản ứng C Tổn thương não Tổn thương nhồi máu Phù não sau 72h khởi phátTài liệu liên quan:
-
190 trang 50 0 0
-
Bài giảng Song thai một nhau có biến chứng: Lựa chọn điều trị
40 trang 36 0 0 -
28 trang 26 1 0
-
9 trang 22 0 0
-
Huyết khối tĩnh mạch não: Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh não
6 trang 18 0 0 -
Yếu tố liên quan đến mức độ tic theo thang đo tổng quát mức độ nghiêm trọng của tic Yale (YGTSS)
5 trang 17 0 0 -
Mối liên quan giữa hạ phospho máu và cai thở máy thất bại ở người bệnh thở máy
9 trang 16 0 0 -
4 trang 15 0 0
-
Nhận xét kết quả điều trị các thể lâm sàng bệnh Wilson ở trẻ em
6 trang 15 0 0 -
6 trang 14 0 0