Danh mục

Mối liên quan giữa mức độ tăng Triglyceride máu với mức độ nặng và biến cố hoại tử của viêm tụy cấp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.82 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xác định tỷ lệ bệnh nhân viêm tụy cấp có các mức tăng TG theo phân độ của Hiệp hội Nội tiết Mỹ 2010, đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng TG với mức độ nặng viêm tụy cấp và suy tạng theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến và tình trạng hoại tử tụy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa mức độ tăng Triglyceride máu với mức độ nặng và biến cố hoại tử của viêm tụy cấp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU VỚI MỨC ĐỘ NẶNG VÀ BIẾN CỐ HOẠI TỬ CỦA VIÊM TỤY CẤP Đoàn Hoàng Long*, Quách Trọng Đức* TÓMTẮT Mở đầu: Tăng Triglyceride (TG) máu được ghi nhận là một yếu tố dự đoán độ nặng của viêm tụy cấp và hoại tử tụy trong những nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên các nghiên cứu không thống nhất về ngưỡng giá trị dự đoán của TG và thang điểm sử dụng để đánh giá mức độ nặng viêm tụy cấp. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân viêm tụy cấp có các mức tăng TG theo phân độ của Hiệp hội Nội tiết Mỹ 2010 và (2) đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng TG với mức độ nặng viêm tụy cấp và suy tạng theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến và tình trạng hoại tử tụy. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích trên các trường hợp viêm tụy cấp nhập Bệnh viện Nhân dân Gia Định có xét nghiệm TG trong vòng 72 giờ đầu sau nhập viện. Các đặc điểm lâm sàng, kết quả sinh hóa huyết học và hình ảnh học được ghi nhận. Các kết cục chính là mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến và hoại tử tụy. Kết quả: Có 204 bệnh nhân viêm tụy cấp trong nghiên cứu (tuổi trung bình là 43,9 ±13 tuổi,nam:nữ = 3,5). Tỉ lệ viêm tụy cấp có tăng TG mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 10%, 24,6%, 19% và 6,7%. Không có mối liên quan giữa các mức độ tăng TG với độ nặng chung của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến (p=0,197). Tuy nhiên, tăng TG rất nặng (≥ 2000 mg/dl) có liên quan với biến chứng suy thận (tỉ số chênh= 33,91; khoảng tin cậy 95%: 2,4-479,52) (p=0,009). Tăng TG ≥ 200 mg/dl có liên quan với biến cố hoại tử tụy (tỉ sốchênh= 8,13; khoảng tin cậy 95%: 1,74-37,93) (p=0,008). Kết luận: Tăng TG khá thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp, với mức tăng thường gặp ở độ trung bình và nặng. Không ghi nhận mối liên quan giữa tăng TG với mức độ nặng của viêm tụy cấp. Tuy nhiên, mức độ tăng TG có liên quan với suy thận và hoại tử tụy. Từ khóa: viêm tụy cấp, tăng Triglyceride máu, hoại tử tụy, suy thận ABSTRACT THE ASSOCIATIONS BETWEEN HYPERTRIGLYCERIDEMIA WITH THE SEVERITY OF ACUTE PANCREATITIS AND PANCREATIC NECROSIS Doan Hoang Long, Quach Trong Duc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 103-109 Background: Hypertriglyceridemia has been reported as a predictor of severe acute pancreatitis and pancreatic necrosis in recent studies. However, the results are not consistentas differrent predicting cut-off levels of Triglyceride (TG) and severity scores have been applied. Objectives: (1) Determining the rates of acute pancreatitis patients with hypertriglyceridemia (according to the 2010 American Endocrine Socitety classification) and (2) investigating the associations between levels of hypertriglyceridemia and severity of acute pancreatitis and organ failure (according to Atlanta revised criteria) and pancreatic necrosis. Method: An analytical cross-sectional study on acute pancreatitis patients admitted to Gia Dinh People’s Hospital who had serum TG measured within 72 hours from admission. Clinical characteristics, laboratory tests *Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Hoàng Long ĐT: 0975009555 Email: longdoanmd@gmail.com Chuyên Đề Nội Khoa 103 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 and image findings were collected. Main outcomes were acute pancreatitis severity according toAtlanta revised criteria and pancreatic necrosis. Results: There were 204 acute pancreatitis patients in our study (mean age was 43.9 ±13 years, male: female = 3.5). The rates of acute pancreatitis with mild, moderate, severe and very severe hypertriglyceridemia were 10%, 24.6%, 19% and 6.7%, respectively. There were no associations between levels of hypertriglycedemia with overall pancreatitis severity (p=0.197). However, very severe hypertriglyceridemia (≥2000 mg/dl) was significantly associated with renal failure (odd ratio= 33.91; 95% confidence interval: 2.4-479.52) (p=0.009). And TG level ≥ 200 mg/dl was significantly associated with pancreatic necrosis (odd ratio= 8.13; 95% confidence interval: 1.74- 37.93) (p=0.008). Conclusion: Hypertriglyceridemia was relatively common in acute pancreatitis patients in which moderate and severe hypertriglyceridemia were more commonly seen. There were no associations between levels of hypertriglyceridemia and the severtiy of a ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: