Danh mục

Mối liên quan giữa phơi nhiễm nghề nghiệp với formaldehyde và các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da tại các công ty sản xuất gỗ các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2018

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu là Xác định mối liên quan giữa phơi nhiễm nghề nghiệp với formaldehyde và một số bệnh hô hấp, bệnh ngoài da của người lao động tại các công ty sản xuất gỗ các tỉnh Đông Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa phơi nhiễm nghề nghiệp với formaldehyde và các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da tại các công ty sản xuất gỗ các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2018 Kết quả nghiên cứu KHCNMỐI LIÊN QUAN GIỮA PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP VỚI FORMALDEHYDE VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP,BỆNH NGOÀI DA TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GỖ CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2018 Bs.CK1. Võ Quang Đức Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam Tóm tắt: Để sản xuất được các mặt hàng đồ gỗ cần sử dụng các loại keo dán với thành phần chính là formaldehyde 37%. Tỷ lệ phơi nhiễm với formaldehyde vượt ngưỡng quy định là 27,4%. Hiện nay, chưa có phác đồ chẩn đoán bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với formaldehyde tại Việt Nam nên nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng về các tác động của formaldehyde lên bệnh lý hô hấp và bệnh ngoài da của người lao động tại các công ty sản xuất gỗ. Mục tiêu nghiên cứu là Xác định mối liên quan giữa phơi nhiễm nghề nghiệp với formaldehyde và một số bệnh hô hấp, bệnh ngoài da của người lao động tại các công ty sản xuất gỗ các tỉnh Đông Nam Bộ. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện khám tổng quát cho 519 người lao động có tiếp xúc với formaldehyde trong ngành công nghiệp chế biến gỗ tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Nồng độ tiếp xúc với formaldehyde của người lao động được đo bằng thiết bị đo liều cá nhân liên tục trong 8 giờ làm việc. Mối liên quan giữa các biến số được xác định bằng phân tích hồi qui đơn biến với mức có ý nghĩa p0,5mg/m3 trong 8 giờ) và bệnh viêm họng (PR=1,73; KTC 95% 1,16-2,60), viêm mũi (PR=2,19; KTC 95% 1,23-3,90), giảm chức năng hô hấp (PR=1,8; KTC 95% 1,01-3,24) và viêm da dị ứng (PR=1,88; KTC 95% 1,13-3,14). Các công ty cần lưu ý các triệu chứng hô hấp và da liễu khi khám tuyển dụng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này hỗ trợ phát triển tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với formaldehyde. Từ khóa: bệnh hô hấp, bệnh da liễu, cơ sở chế biến gỗ, formaldehyde, phơi nhiễm nghề nghiệp. FI. ĐẶT VẤN ĐỀ ormaldehyde (FA) là một chất khí Các ảnh hưởng thường gặp của formaldehyde không màu ở nhiệt độ thường, tan và polyme của chúng bao gồm: viêm mũi, hen trong nước. Người tiếp xúc với suyễn, loét da, chàm, viêm da [2].formaldehyde ngay cả với thời gian ngắn cũng Người lao động làm việc tại các vị trí có tiếpcó thể bị kích thích, viêm cấp [3]. Từ 2009, tại xúc với FA đều có nguy cơ nhiễm độc, đặc biệtPháp, phơi nhiễm nghề nghiệp với formalde- là tại nơi làm việc thiếu các thiết bị bảo hộ laohyde đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp. động, điều kiện thông khí không đảm bảo, không Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2019 93 Kết quả nghiên cứu KHCNđược hướng dẫn những quy tắc an toàn hoặc cắt ngang. Chọn ngẫu nhiên 6 cơ sở chế biến gỗthiếu hiểu biết về tác hại của FA. Tuy nhiên, hiện có quy mô trên 100 nhân công và thực hiện quannay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của trắc nồng độ FA tại các vị trí khác nhau của cơphơi nhiễm formaldehyde nghề nghiệp và các sở. Các vị trí này phải là vị trí đang hoạt độngbệnh đường hô hấp, da liễu của người lao động trong thời gian nghiên cứu. Cỡ mẫu được ướctại Việt Nam. Đặc biệt, bệnh do phơi nhiễm tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ, với độformaldehyde chưa được xếp vào danh mục tin cậy 95%. Các đối tượng tham gia được khámnhững bệnh nghề nghiệp cần được bảo hiểm. tổng quát các chuyên khoa nhằm phát hiện cácMặc dù FA được sử dụng trong nhiều ngành bệnh lý hiện mắc. Mẫu FA liều cá nhân của 519nghề khác nhau nhưng với FA được sử dụng với người lao động làm việc tại đây sẽ được thusố lượng lớn, số người tiếp xúc lên đến hàng thập liên tục trong suốt ca làm việc 8 giờ vàtrăm ngàn, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu được phân tích trong phòng thí nghiệm. Đốilà người lao động ngành chế biến gỗ. tượng được cho là có phơi nhiễm với FA khi có Với nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, tiếp xúc với FA trong 8 giờ làm việc với nồng độvị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi trên 0,5mg/m3 theo Quyết định 3733/2002/QĐ-dào,[ vùng Đông Nam Bộ đã và đang tạo điều BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế.kiện cho nhiều ngành nghề phát triển, trong đócó ngành công nghiệp chế biến gỗ. Trong số các III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬNdoanh nghiệp gỗ trên cả nước, vùng Đông Nam 3.1. Nồng độ formaldehyde tại các cơ sởBộ có 2.352 doanh nghiệp, tương ứng gần 60%.Số người lao động làm việc trong môi trường có Qua kết quả đo môi trường (Bảng 1) c ...

Tài liệu được xem nhiều: