Danh mục

Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ngầm và giá nhà ở thương mại tại Trung Quốc

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 577.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra các đề xuất liên quan nhằm ổn định giá nhà ở thương mại, tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ và tiêu chuẩn hóa sự phát triển của hoạt động ngân hàng ngầm tại Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ngầm và giá nhà ở thương mại tại Trung Quốc 661 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế TẠP CHÍ QUẢN LÝ KINH TẾ QUỐC TẾ Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGẦM VÀ GIÁ NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TRUNG QUỐC Nguyễn Thị Thuận Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận: 28/03/2021;Ngày hoàn thành biên tập: 30/09/2021; Ngày duyệt đăng: Tóm tắt: Dựa trên dữ liệu hàng tháng từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019, sử dụng Mô hình tự động hồi quy vectơ cấu trúc (SVAR), nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích mối quan hệ của chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ngầm và giá nhà ở thương mại tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể kiềm chế đà tăng mạnh của giá nhà, nhưng do hoạt động ngân hàng ngầm không bị hạn chế bởi các chính sách tài chính truyền thống nên nó đã trở thành một kênh tài trợ khác cho các công ty bất động sản (BĐS), thúc đẩy giá nhà ở một mức độ nhất định, làm suy yếu đồng tiền và giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ; mặt khác sự thay đổi của chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm. Ngoài ra, bài viết đưa ra các đề xuất liên quan nhằm ổn định giá nhà ở thương mại, tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ và tiêu chuẩn hóa sự phát triển của hoạt động ngân hàng ngầm tại Trung Quốc. Từ khóa: Ngân hàng ngầm, Chính sách tiền tệ, Giá nhà ở thương mại, Trung Quốc THE RELATION BETWEEN MONETARY POLICY, SHADOW BANKING AND COMMERCIAL HOUSING PRICE IN CHINA Abstract: Based on monthly data from January 2012 to December 2019, using the Structural Vector Auto Regression (SVAR) model, the paper analyzes the relation between monetary policy, shadow banking and commercial housing prices in China. The results suggest that tightening monetary policy may curb the sharp rise in commercial housing prices, while shadow banking is not constrained by traditional nancial policies and, therefore, has become another funding channel for real estate companies, promoting housing prices to a certain extent, weakening the currency and reducing the e ectiveness of monetary policy. On the other hand, changes in monetary policy directly a ect the size of the shadow banking system. In addition, the article o ers related proposals to stabilize commercial housing prices, enhance the e ectiveness of monetary policy and standardize the development of China’s shadow banking system. Keywords: Shadow Banking, Monetary Policy, Commercial Housing Prices, China Tác giả liên hệ, Email: t25p11111@gmail.com Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 141 (10/2021) 1. Giới thiệu Khái niệm về hoạt động tài chính ngầm xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX, là sản phẩm của đổi mới tài chính trong quá trình thị trường hóa lãi suất ở các nước phát triển (Li, 2011). Các dịch vụ của hoạt động tài chính ngầm làm trầm trọng thêm rủi ro tài chính một cách có hệ thống do đòn bẩy tài chính quá mức và tính thanh khoản cao, tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát khủng hoảng tài chính. Tháng 08/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Hoa Kỳ không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, nhưng sau đó nhanh chóng lan đến các trung tâm tài chính lớn khác như London, Tokyo, Paris, Frankfurt và dần phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ra những thiệt hại khôn lường cho các nền kinh tế lớn trên thế giới (Phạm, 2009). Điều này gần như buộc mọi người phải bắt tay vào nghiên cứu cơ chế hình thành, tác động ảnh hưởng, đo lường rủi ro và giám sát từ bên ngoài của hệ thống tài chính ngầm. Cụm từ “Shadow Banking” (ngân hàng ngầm/ngân hàng bóng tối) lần đầu tiên được Paul McCulley, Giám đốc Đầu tư PIMCO, đưa ra vào năm 2007 tại Diễn đàn Kinh tế do Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tổ chức (Nguyen, 2016). Nghiên cứu của FSB (2011), EC (2012) và Gorton & Metrick (2012) đều đồng ý rằng hoạt động của ngân hàng ngầm là một phân khúc của thị trường tài chính, hoạt động tương tự như các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng lại được thực hiện bởi các tổ chức tài chính phi ngân hàng thông qua các dịch vụ cho vay dưới hình thức các sản phẩm phái sinh trên thị trường OTC. Các dịch vụ cho vay tồn tại song song (ngầm) với hoạt động tín dụng của các NHTM, nhưng nằm ngoài sự giám sát của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Tóm lại, các nhà nghiên cứu xác định nội hàm của ngân hàng ngầm chủ yếu từ hai góc độ. Thứ nhất, từ góc độ quản lý đề cập đến các tổ chức tài chính, trung gian tín dụng và các dịch vụ tài chính phái sinh tương ứng với các NHTM nhưng ngoài hệ thống quản lý. Thứ hai, từ góc độ chức năng đề cập đến một trung gian tín dụng với chức năng chuyển đổi tín dụng, chuyển đổi kỳ hạn và chuyển đổi thanh khoản. Hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ sau năm 2008. Theo Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (China Banking and Insurance Regulatory Commission – CBIRC, 2020), với việc mở rộng phạm vi kinh doanh tài chính và các hoạt động tích hợp đa ngành đa thị trường, quy mô hệ thống ngân hàng ...

Tài liệu được xem nhiều: