Danh mục

Mối quan hệ giữa đạo Phật với thiên nhiên dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo là một tôn giáo lớn, có tầm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề của nhân loại, trong đó có vấn đề sinh thái đang được quan tâm trong xã hội hiện đại. Bài viết trình bày mối quan hệ giữa đạo Phật với thiên nhiên dưới góc nhìn phê bình sinh thái trình bày các nội dung; Sinh thái và phê bình sinh thái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa đạo Phật với thiên nhiên dưới góc nhìn phê bình sinh thái MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO PHẬT VỚI THIÊN NHIÊN DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI HỒ TIỂU NGỌC1* Tóm tắt: Phật giáo là một tôn giáo lớn, có tầm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề của nhânloại, trong đó có vấn đề sinh thái đang được quan tâm trong xã hội hiện đại. Tham luận soichiếu mối quan hệ giữa đạo Phật và thiên nhiên dưới ba góc nhìn ứng với ba giai đoạn củalý thuyết phê bình sinh thái: sinh thái học tự nhiên, sinh thái học nhân văn và sinh thái họcvăn hóa tinh thần. Từ đây, các vấn đề về môi sinh được đề cập một cách trực tiếp thông quacác vấn nạn về sinh thái mà nhân loại và thiên nhiên đã và đang là nạn nhân của nhữngtác động tiêu cực của chính con người. Phật giáo với tư cách là chỗ dựa tâm linh đã giúpcải thiện môi sinh và định hướng chuẩn tắc đạo đức con người hiện đại một cách tích cực. Từ khóa: Đạo Phật, sinh thái, môi sinh, nhân loại. Đặt vấn đề Phê bình sinh thái là một khái niệm đang thịnh hành trong xã hội hiện đại khinhững vấn đề tiêu cực về môi sinh trở nên đáng báo động vì những hành vi sai lạccủa nhân loại. Thiên nhiên đang lên tiếng đáp trả sự xâm lấn của con người bằngnhững thảm họa, thiên tai, những sự biến đổi khí hậu tàn khốc, những căn bệnhhiểm nghèo… và hơn thế nữa là sự biến mất của chính nó (thiên nhiên). Là một tôngiáo lớn, lẽ đương nhiên, đạo Phật quan tâm đến sự tồn tại/ sự sống không chỉ củacon người, mà còn của muôn loài chúng sanh, cho nên, xét đến cùng, phê bình sinhthái cũng liên quan đến bản thể của đạo Phật, đặc biệt là trong mối quan hệ giữatôn giáo này với thiên nhiên. Soi chiếu lý thuyết phê bình sinh thái vào các vấn đềthiên nhiên được đặt ra trong đạo Phật, ta sẽ thấy được, tôn giáo này có đóng góprất lớn trong việc truyền đạt những ý hướng tốt đẹp về môi sinh, từ đó, góp phầnđịnh hướng thay đổi hành vi của con người đối với tự nhiên. Nhìn xa hơn, từ mối* Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế.1110 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...quan hệ giữa đạo Phật với thiên nhiên, các vấn đề về an sinh xã hội cũng ngày mộtđược cải thiện theo một hướng tích cực đối với môi trường và khí hậu. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phê bình sinh thái: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của bàiviết, nhằm tham chiếu lý thuyết của phương pháp này vào các bình diện liên quanđến vấn đề sinh thái trong đạo Phật để từ đó áp dụng vào việc nghiên cứu mối quanhệ giữa đạo Phật với thiên nhiên. - Phương pháp cấu trúc, hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét các yếu tố cấuthành mối quan hệ giữa đạo Phật với thiên nhiên. Cụ thể là xét các mối quan hệ cơbản ở ba giai đoạn của phê bình sinh thái: tự nhiên - nhân văn - văn hóa tinh thần. - Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này nhằm đưa ra những luậnchứng xác đáng, cụ thể cho các luận điểm trên cơ sở thống kê, đối lập, phân xuấtcác yếu tố tham gia cấu thành mối quan hệ giữa đạo Phật với thiên nhiên để đi đếnnhận định cuối cùng. 1. Sinh thái và phê bình sinh thái “Sinh thái” theo Từ điển tiếng Việt là để chỉ mối quan hệ giữa sinh vật với môitrường. Cụ thể hơn, sinh thái chính là nơi cư trú của các loài sinh vật trên trái đất,trong đó, có con người. Để hiểu rõ hơn về sinh thái thì cần thiết phải liên hệ đếnmột khái niệm rộng hơn đó chính là “hệ sinh thái”. “Hệ sinh thái là một hệ thốngmở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sốngsót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh)... Các thành phầnsống (sinh học) và không sống (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình dinhdưỡng và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật vàgiữa các sinh vật và môi trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳnhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt, và có giới hạn. Một số nhà khoahọc xem toàn bộ hành tinh là một hệ sinh thái” [2]. Vậy, có thể nói, sinh thái là mộtbộ phận của hệ sinh thái, ở đó, sinh thái và các loài động vật (trong đó có con người)có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau để tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Conngười tồn tại trong nhiều hệ sinh thái khác nhau đã có những tác động tích cực vàtiêu cực ảnh hưởng đến sinh thái và toàn bộ hệ sinh thái trên trái đất. Từ đây, chúngta mở rộng lên một khái niệm mới là sinh thái học. Sinh thái học là một bộ môn thuộc lĩnh vực sinh học. Có rất nhiều định nghĩa vềsinh thái học, nhưng chung quy lại, thì đây là một học thuyết nghiên cứu về nơi sinhsống của sinh vật (sinh thái), mối quan hệ giữa cơ thể sinh vật sống và môi trườngMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1111xung quanh. Trong xã hội hiện đại, sinh thái học không chỉ là khoa học nghiên cứuchuyên biệt cho sinh học, mà nó còn được mở rộng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: