Danh mục

Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này tập trung phân tích mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) để ước lượng mô hình nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ SÂU TÀI CHÍNH VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM THE RELATIONSHIP BETWEEN FINANCIAL DEPTH AND TRADE OPENNESS: THE CASE OF VIETNAM Bùi Ngọc Toản Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Email: buingoctoan@iuh.edu.vn Tóm tắt Bài nghiên cứu này tập trung phân tích mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) để ước lượng mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại bị tác động cùng chiều bởi độ sâu tài chính trong cả ngắn hạn và dài hạn. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện độ sâu tài chính gắn với độ mở thương mại một cách hiệu quả, bền vững. Từ khóa: ARDL, Độ mở thương mại, Phát triển tài chính, Tín dụng nội địa, Việt Nam. Abstract The paper investigates the relationship between financial depth and trade openness in Vietnam. The author employs the Autoregressive Distributed Lag (ARDL) approach to estimate the research model. The results indicate that trade openness is positively affected by financial depth in the short run and long run. Based on the results of this study, policy makers will have the basis to increasing the policies to promote the financial depth associated with trade openness more effectively and sustainably. Keywords: ARDL, Trade openness, Financial development, Domestic credit, Vietnam. 1. Giới thiệu Độ sâu tài chính cho thấy quy mô của ngành tài chính so với nền kinh tế (Klein & Olivei, 2008), đây cũng là tiêu chí quan trọng đại diện cho phát triển tài chính của mỗi quốc gia (Bui, 2020). Do đó, độ sâu tài chính phản ánh khả năng cung ứng nguồn vốn của ngành tài chính cho nền kinh tế. Đối với độ mở thương mại, đây có thể hiểu là sự mở cửa của một quốc gia với các quốc gia khác trong việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Độ sâu tài chính và độ mở thương mại là các yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia (Beck, 2002; Sachs &Warner, 1995). Không chỉ vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, có thể tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại. Hay nói cách khác, độ sâu tài chính có thể thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đồng thời độ mở thương mại cũng có thể tác động đáng kể đến độ sâu tài chính. Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại cũng được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm (Baltagi & các cộng sự, 2009; Kim & các cộng sự, 2010). Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau (Aizenman, 2008). Thật vậy, Beck (2002) cho rằng độ sâu tài chính có tác động đáng kể đến độ mở thương mại. Theo đó, khi độ sâu tài chính được cải thiện, các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn, do đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ gia tăng. Hay nói cách khác, độ sâu tài chính có vai trò thúc đẩy việc mở cửa thương mại, có nghĩa là độ mở thương mại sẽ gia tăng. Ở chiều ngược lại, tác động của độ mở thương mại đến độ sâu tài chính cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Điều này cho thấy, việc mở cửa thương mại có thể thúc đẩy ngành tài chính phát triển, có nghĩa là độ sâu tài chính sẽ được cải thiện (Rajan & Zingales, 2003). Bởi vì, mở cửa thương mại làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính, qua đó kích thích ngành tài chính phát triển (Svaleryd & Vlachos, 2002). Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại, chẳng hạn: Svaleryd và Vlachos (2002), Prasad và các cộng sự (2003), Wolde-Rufael (2009), Kim và các cộng sự (2010). 938 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại là chủ đề thú vị và được sự quan tâm nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này đều tập trung ở các quốc gia phát triển. Còn đối với Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào về vấn đề này. Mặt khác, kết quả các nghiên cứu trước về vấn đề này còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, đặc biệt là về mức độ tác động trong mối quan hệ này. Do đó, mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại là chủ đề nghiên cứu rất cần thiết, đặc biệt là đối với Việt Nam. Với bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cơ sở để cải thiện độ sâu tài chính gắn với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả, bền vững. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Độ sâu tài chính là tiêu chí quan trọng đại diện cho phát triển tài chính của mỗi quốc gia (Bui, 2020). Độ sâu tài chính thường được đo lường thông qua quy mô của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán so với nền kinh tế. Tuy nhiên, ở các quốc gia có mức độ phát triển tài chính còn hạn chế, độ sâu tài chính thường tập trung chủ yếu ở quy mô của hệ thống ngân hàng so với nền kinh tế. Bởi vì, tại các quốc gia này, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Dựa trên cở sở đó, các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng chỉ số tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân so với GDP để đại diện cho độ sâu tài chính (Ashraf, 2017 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: