Danh mục

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế - TS. Nguyễn Bích Lâm

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.69 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lạm phát và thất nghiệp là những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có tính nhạy cảm cao. Bài viết "Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế" giới thiệu lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, kiểm chứng về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Mời các bạn tham khảo/
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế - TS. Nguyễn Bích Lâm MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục Thống kê Lạm phát và thất nghiệp là những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có tính nhậy cảm cao.Lạm phát không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý kinh tế, chủ doanh nghiệpmà còn của các tầng lớp nhân dân lao động, lạm phát tác động tới tâm lý, cách ứng xửvề tiêu dùng, để dành và đầu tư của nền kinh tế. Người dân muốn biết tỷ lệ lạm phát đểđánh giá thu nhập bằng tiền lương thực tế của họ, thu nhập từ sở hữu thực, họ có nên gửitiền vào hệ thống ngân hàng hay không. Khác với lạm phát và thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế thể hiện qua tốc độ tăngtổng sản phẩm trong nước (GDP) ở mức cao và ổn định luôn là mong ước của các nhàquản lý, của các tầng lớp nhân dân lao động vì tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việclàm và thu nhập tăng, đời sống của người dân được cải thiện. Vì vậy, một trong nhữngmục tiêu quan trọng của các nhà quản lý và điều hành nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nàotrên thế giới đó là tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với mức tăng trưởng kinhtế cao và bền vững, cùng với mức lạm phát thấp. Trong nhiều thập kỷ gần đây, mối quanhệ giữa lạm phát và tăng trưởng luôn là chủ đề gây tranh luận giữa các trường phái kinhtế, câu hỏi đặt ra đó là lạm phát thúc đẩy tăng trưởng hay tăng trưởng gây ra lạm phát.Các nhà kinh tế theo Trường phái Tiền tệ cho rằng lạm phát gây bất lợi đối với tăngtrưởng kinh tế, trong khi đó các nhà kinh tế theo Trường phái Tân cổ điển lập luận lạmphát là động lực của tăng trưởng. Thực tế nghiên cứu diễn biến của nhiều nền kinh tếtrong những thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế đã chỉ ra mối liên hệ giữa lạm phát và tăngtrưởng kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn, đồng thời cũng xác định ngưỡng Lạmphát của nền kinh tế theo nghĩa nếu lạm phát vượt qua ngưỡng này sẽ có hại cho tăngtrưởng kinh tế. Trên hai thập kỷ qua, từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷtrước, nền kinh tế nước ta đã trải qua giai đoạn lạm phát phi mã và những giải phápkiềm chế lạm phát thành công của Chính phủ làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế.Khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu năm 2007 đều tác động xấu tới nền kinh tế nước ta làm cho lạmphát tăng cao trở lại và tăng trưởng kinh tế suy giảm. Đối với nước ta, phải chăng nhấtthiết phải có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát hay vẫn có những giải pháp đểđạt được tăng trưởng kinh tế ở mức cao với tỷ lệ lạm phát hợp lý. Để cung cấp thêmthông tin về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, bài viết “Mối quan hệ giữa lạmphát và tăng trưởng kinh tế” phần nào lý giải những câu hỏi này, bài viết gồm ba phần:Phần thứ nhất đề cập một số nội dung cơ bản về các mô hình tăng trưởng kinh tế và mốiquan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng; Phần thứ hai trình bày kết quả kiểm chứng về mốiquan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của các nhà kinh tế trong vài thập kỷ gần đây;Phần cuối trao đổi một số nét về lạm phát và tăng trưởng của nước ta trong hai thập kỷgần đây. 1 I. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠMPHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nềnkinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Năng lực sản xuất của nền kinh tế phụthuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng các nguồn lực và trình độ công nghệ sử dụngtrong quá trình sản xuất, vì vậy tăng trưởng kinh tế luôn liên quan tới quá trình mở rộngvà hoàn thiện các yếu tố tạo nên năng lực sản xuất. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế làsự gia tăng khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và nâng cao năng lực sản xuất củanền kinh tế, tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển và sựthịnh vượng của đất nước, các nhà kinh tế thường nói tăng trưởng bản thân nó khôngphải là sự thành công, mà tăng trưởng chính là công cụ để đi tới thành công nhằm diễntả vai trò quan trọng này. Lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi liên tục của mặt bằng giá chung theo thờigian. Để phản ánh tình hình lạm phát, người ta thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) - chỉ số giá biểu thị biến động mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cốđịnh dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, hoặc sử dụng chỉ số giảm phát GDP- chỉ số phản ánh sự biến động về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụđược tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. Chỉ số giảm phát GDP chỉ bao gồmhàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, không bao gồm vật phẩm tiêu dùng là hànghóa nhập khẩu. Thay đổi giá của vật phẩm tiêu dùng nhập khẩu không ảnh hưởng trựctiếp vào giảm phát GDP nhưng lại ảnh hưởng tới CPI nếu chúng thuộc rổ hàng tính CPI. Do CPI được tính dựa trên rổ hàng hóa và dịch vụ với quyền số cố định, trong khiđó chỉ số giảm phát GDP có rổ hàng hóa và dịch vụ thay đổi theo thời gian vì vậy chỉ sốCPI có xu hướng phóng đại lạm phát, ngược lại chỉ số giảm phát GDP có xu hướngđánh giá thấp lạm phát. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới khi đánh giá lạm phátđều dựa vào chỉ số CPI. 1. Lý thuyết tăng trưởng Cổ điển Các nhà kinh tế theo trường phái Cổ điển đã đặt nền tảng cho một vài lý thuyếttăng trưởng kinh tế. Adam Smith là người đặt nền tảng cho mô hình tăng trưởng cổ điển,dựa vào bên Cung của nền kinh tế với hàm sản xuất có biến phụ thuộc là sản lượng (Y)và các biến độc lập bao gồm lao động (L); máy móc thiết bị (K) và đất đai (T), một cáchtổng quát, hàm sản xuất có dạng: Y = f (L, K, T). Các yếu tố dẫn tới tăng trưởng trong mô hình Cổ điển đó là tăng dân số, tăng đầutư và tăng đất đai sử dụng vào sản xuất. Adam Smith lập luận tăng trưởng là quá trình tựcủng cố bởi nền kinh tế v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: