Danh mục

Mối quan hệ giữa quyền riêng tư và an ninh mạng trong thời đại kỹ thuật số

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 790.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mối quan hệ giữa quyền riêng tư và an ninh mạng trong thời đại kỹ thuật số" tập trung làm rõ tầm quan trọng của việc cân bằng an ninh mạng và quyền riêng tư, cũng như phân tích khung pháp lý của Việt Nam điều chỉnh các vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những thách thức tiềm tàng trong việc thực hiện các biện pháp an ninh mạng và quyền riêng tư để đưa ra các kiến nghị phù hợp cho Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa quyền riêng tư và an ninh mạng trong thời đại kỹ thuật số MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ AN NINH MẠNG TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ Đào Tấn Anh Trường Đại học Luật Tp.HCMTóm tắt: Sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số đã cách mạng hoá cách chúng ta sống, làm việcvà giao tiếp. Việc sử dụng rộng rãi Internet và các thiết bị kỹ thuật số đã giúp cuộc sống củachúng ta dễ dàng hơn nhưng cũng tạo ra những thách thức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực anninh mạng và quyền riêng tư. Vấn đề tìm hiểu mối quan hệ giữa quyền riêng tư và an ninhmạng trong thời đại kỹ thuật số là một vấn đề mang tính pháp lý phức tạp đòi hỏi phải xem xétmột cách thận trọng và đầy đủ và mối quan hệ giữa “chúng” phải được thể hiện ở “sự cânbằng”. Bài viết này tập trung làm rõ tầm quan trọng của việc cân bằng an ninh mạng và quyềnriêng tư, cũng như phân tích khung pháp lý của Việt Nam điều chỉnh các vấn đề này. Bên cạnhđó, tác giả cũng chỉ ra những thách thức tiềm tàng trong việc thực hiện các biện pháp an ninhmạng và quyền riêng tư để đưa ra các kiến nghị phù hợp cho Việt Nam trong tương lai.Abstract: The advancement of digital technology has revolutionized the way we live, workand communicate. The widespread use of the Internet and digital devices has made our liveseasier but has also created new challenges, especially in the areas of cybersecurity and privacy.The issue of understanding the relationship between privacy and cybersecurity in the digitalage is a complex legal issue that requires careful and complete consideration and therelationship between “them” must be expressed in “balance”. This article focuses on clarifyingthe importance of balancing cybersecurity and privacy, as well as analyzing Vietnams legalframework governing these issues. Besides, the author also points out potential challenges inimplementing cybersecurity and privacy measures to make appropriate recommendations forVietnam in the future.Từ khoá: an ninh mạng, quyền riêng tư, cân bằng, dữ liệu cá nhânKey word: cyber security, privacy, balance, personal dataCơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quyền riêng tư và an ninh mạngKhái quát về quyền riêng tư 80Khi đề cập đến quyền riêng tư, có khá nhiều cách tiếp cận, có tác giả cho rằng thuật ngữ nàyđược tiếp cận “tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia, nền văn minh và văn hóa” dẫn đếnnội hàm của thuật ngữ này “tương đối” khác biệt.Dưới góc độ quốc tế: Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 khẳng định“không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặcthư tín cũng như bị xâm phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều đượcpháp luật bảo vệ chống lại sự xúc phạm và xâm phạm như vậy ”. Cùng với đó, quy định chungvề bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR) đưa ra danh sách các quyền riêng tư của chủthể dữ liệu, bao gồm: (i) Quyền được thông tin; (ii) Quyền truy cập; (iii) Quyền cải chính; (iv)Quyền xóa; (v) Quyền hạn chế xử lý; (vi) Quyền di chuyển dữ liệu; (vii) Quyền phản đối; (viii)Các quyền liên quan đến việc ra quyết định và lập hồ sơ tự động. Với quy định của các văn bảntrên, rõ ràng có thể nhận thấy được mỗi “văn bản” đều có cách tiếp cận khác khi đề cập đếnthuật ngữ “quyền riêng tư”. Cho đến hiện nay, tại Bộ luật Dân sự Trung Quốc ghi nhận minhthị về nội hàm của thuật ngữ này. Cụ thể, Điều 1032 Bộ luật Dân sự (BLDS) Trung Quốc năm2020 quy định về quyền riêng tư như sau: “Tự nhiên nhân được hưởng quyền riêng tư. Khôngmột tổ chức hoặc cá nhân nào được phép xâm phạm quyền riêng tư của người khác bằngphương thức thăm dò, quấy nhiễu, tiết lộ, công khai. Sự riêng tư là an ninh đời sống tư nhânvà không gian riêng tư bí mật, hoạt động riêng tư bí mật, tin tức riêng tư bí mật mà khôngmuốn để người khác biết được của tự nhiên nhân”. Ở đây, có thể nhận thấy, BLDS Trung Quốcnăm 2020 theo hướng phân tách thuật ngữ quyền riêng tư thành (i) quyền và (ii) sự riêng tư.Trong phạm vi quốc gia: Hiện nay khái niệm quyền riêng tư chưa được minh thị trong các vănbản quy phạm pháp luật. Bởi lẽ, hiện nay hầu như tất cả các văn bản có liên quan chỉ đề cậpđến thuật ngữ này. Trước đây, cơ sở pháp lý gần nhất với quyền riêng tư là “Quyền về đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015.Theo đó, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được phápluật bảo vệ. Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnhhưởng, tác động bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Các thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốncông khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuậtkhác nhau. Ngày 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: