Tham khảo bài viết mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết văn học dân tộc_1, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết văn học dân tộc_1Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết văn học dân tộcĐây là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc màkhoa nghiên cứu văn học có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ. Bởi lẽ lịch sửvăn học dân tộc bao gồm hai bộ phận chính dựa theo hai phương thứcsáng tác khác nhau, truyền miệng và thành văn, nhưng lại còn liên quanđến hai loại hình tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinh sống, quan niệmnhân sinh, tư tưởng, tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thế sángtác, động cơ sáng tác có mặt khác nhau. Hai bộ phận văn học đó có quanhệ với nhau. Nhưng việc nhận thức về mối quan hệ này trong thực tiễnnghiên cứu lại có sự khác nhau và cũng có quá trình vận động tiến lên.Phần viết sau đây là muốn đưa ra một cách nhận thức tối ưu trên cơ sởquan sát, tổng kết, rút kinh nghiệm từ những gì đã có ở những người đitrước.♦♦♦Đúng là chưa bao giờ văn học dân gian cổ truyền của dân tộc lại sốngdậy huy hoàng và được nhận thức sâu sắc về giá trị và vai trò của nó nhưtrong thời đại ngày nay.Trong những thành tựu hiện đại về việc nghiêncứu văn học dân gian cổ truyền của dân tộc, có một luận điểm khoa họccực kỳ quan trọng được nhiều người thừa nhận là: chính văn học dângian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học dân tộc. Luậnđiểm này vừa là sự khẳng định vai trò của văn học dân gian, vừa là điềucốt lọi nhất khi nói về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn họcviết,vừa là phương pháp luận đối với việc nghiên cứu lịch sử văn họcdân tộc nói chung. Luận điểm này xét đến cùng là dựa trên qui luật cơbản về vai trò của nhân dân Việt Nam trong lịch sử Việt Nam mà cũngđến thời đại cách mạng đã thành công, quan điểm nhân dân làm chủ đấtnước đã trổi dậy với tính chất chính thống, đặc biệt là trong giai đoạnchống Mỹ cứu nước vừa qua mới như được phát hiện lại, nhận thức lạimột cách đầy đủ hơn. Dĩ nhiên nó còn phải được tiếp tục nhận thức sâusắc hơn trong tương lai. Trước thời đại cách mạng thành công, một số vịthức giả như Võ Liêm Sơn(1), Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn TrọngThuật(2)... đã nêu cao vai trò “tảng móng, tinh tuý của văn học dân gianđối với nền quốc học của ta”. Nhưng những ý kiến quí báu đó lại đang ởtrạng thái trực cảm, chưa được nâng lên trình độ phân tích lý luận và dođó chính các tác giả của nó cũng chưa hình dung được thật rõ nhữngđiều mình nói. Còn với chúng ta hôm nay, muốn vượt qua giai đoạnnhận thức trực cảm để tiến vào giai đoạn nhận thức lý tính, phải có lýluận khoa học hỗ trợ, mặc dù công việc nhận thức lý tính này tự nó cũnglại phải có một quá trinh từ thấp lên cao. Nói vậy để thấy công tác lýluận ở phương diện này là đang cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Cónhư thế, luận điểm khoa học nói trên mới có khả năng được quán triệttrong công việc nghiên cứu văn học dân tộc một cách sâu sắc và cụ thể.Ví như với Truyện Kiều chẳng hạn. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã nóiđến mối quan hệ giữa Truyện Kiều với văn học dân gian. Nhưng từ chỗchỉ giới hạn mối quan hệ đó trong phạm vi một số yếu tố nghệ thuật làthể tài lục bát và thành ngữ tục ngữ... như lâu nay vẫn thấy đến chỗ kếtluận rằng: Truyện Kiều đã kết tinh trên cơ sở văn học dân gian(3) quả làmột điều hoàn toàn không đơn giản bởi nó đã thay đổi chất lượng của sựnhận thức, có thể nói là thay đổi qui mô của vấn đề. Chúng ta sẽ cố gắnggóp phần vào việc giải quyết yêu cầu trên bằng cách làm sáng rõ hơnmối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết để từ đó xác định rõhơn vai trò làm nền của văn học dân gian trong lịch sử văn học dân tộc.Khi nói đến vai trò làm nền của văn học dân gian trong lịch sử văn họcdân tộc, chúng ta dễ nghĩ ngay đến bộ phận văn học dân gian ra đời cóthể nói là cùng với sự ra đời của lịch sử dân tộc và tồn tại, phát triểntrong một thời gian dài trước khi có văn học viết. Bộ phận văn học dângian nguyên thuỷ này bao gồm chủ yếu là các thể loại thần thoại, thầnthoại pha truyền thuyết, truyền thuyết, truyền thuyết pha thần thoại,truyện cổ, dân ca cổ, ca dao tục ngữ cổ.. .chắc đã bị mai một đi không íttrong thời gian, nhưng gần đây với sự hỗ trợ tích cực của những thànhtựu khoa học lịch sử như dân tộc học lịch sử, ngôn ngữ học lịch sử, đặcbiệt là khảo cổ học, nó đang được sưu tầm lại ngày một phong phú, bềthế. Từ đó vấn đề cần kết luận là: chính kho tàng văn học dân gian sơkhai, nguyên thuỷ đó đã là nền tảng vững chãi, đã là ngọn nguồn trongmát đầu tiên của lịch sử văn học dân tộc. Vấn đề tiếp theo ở đây là làmsao miêu tả, chứng minh, khôi phục lại được dấu vết cụ thể của văn họcdân gian nguyên thuỷ từng tồn tại và chi phối, từng làm cơ sở kết tinh tưtưởng thẩm mỹ trong nền văn học viết ra đời và phát triển về sau. Chắcchắn là có trạng thái đơn giản, trực tiếp dễ thấy, có trạng thái tinh vi,phức tạp, gián tiếp khó thấy hơn nhưng chưa hẳn đã kém quan trọnghơn. Thật ra ở đây cũng không thể hiểu vấn đề vai trò của văn học dângian nguyên thuỷ ...