Danh mục

Môi trường nhà trường trong giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh phổ thông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh phổ thông cần xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội có chứa đựng các giá trị tương ứng. Bài viết này đề cập đến một số yếu tố cơ bản cần được quan tâm để có một môi trường nhà trường đáp ứng yêu cầu đó: Sự hợp lí, hiện đại, vệ sinh - an toàn, nhân văn, dân chủ, chuyên nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường nhà trường trong giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0077Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 78-84This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnMÔI TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG TRONG GIÁO DỤC VĂN HÓA CÔNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Đào Thị Oanh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh phổ thông cần xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội có chứa đựng các giá trị tương ứng. Bài báo này đề cập đến một số yếu tố cơ bản cần được quan tâm để có một môi trường nhà trường đáp ứng yêu cầu đó: Sự hợp lí, hiện đại, vệ sinh - an toàn, nhân văn, dân chủ, chuyên nghiệp. Từ khóa: Môi trường nhà trường, văn hóa, văn hóa công nghiệp, giáo dục văn hóa công nghiệp.1. Mở đầu Vào những năm cuối thế kỉ XX, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 đã thông qua kế hoạchthực hiện cuộc vận động Thập kỉ Văn hóa vì Phát triển, trong đó thừa nhận vị trí của văn hóatrong phát triển, nhấn mạnh sự cần thiết của việc huy động mọi tiềm năng văn hóa vào phục vụphát triển loài người [4]. Vấn đề nghiên cứu giáo dục các giá trị văn hóa cho học sinh được đề cậpđến thường xuyên hơn ở nhiều nơi trên thế giới, đã thúc đẩy triển khai những nghiên cứu về xâydựng văn hóa học đường ở nước ta. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, quá trình từng cá nhân trởthành con người văn hóa chịu sự tác động giáo dục có mục đích đồng thời với sự tác động từ phíamôi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do vậy, một trong những cách thức hiệu quả là cần xâydựng, phát triển môi trường văn hóa nhà trường với tư cách là phương tiện, nội dung giáo dục vănhóa học đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra những bất cập tồn tại trong môi trường vật chất và môitrường xã hội ở các trường học Việt Nam đang làm cản trở hiệu quả giáo dục văn hóa cho học sinh[3, 5, 7, 9, 10]. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay trên toàn cầu lại đặt ra những nội dung mớitrong giáo dục văn hóa ở nhà trường phổ thông. Đó là các yếu tố của văn hóa công nghiệp như:Tư duy khoa học; Tác phong công nghiệp; Đạo đức công nghiệp; Ứng xử công nghiệp [4, 11]. Vaitrò của giáo dục nhà trường trong việc hình thành, phát triển văn hóa công nghiệp cho thế hệ trẻđã được khẳng định ở những nước công nghiệp phát triển. Vì thế việc nghiên cứu đề xuất nhữngcách thức hiệu quả nhằm giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh trở thành một trong nhữngnội dung quan trọng của đề tài nghiên cứu này.Ngày nhận bài: 2/3/2015. Ngày nhận đăng: 18/5/2015.Liên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail: phanh1001@yahoo.com78 Môi trường nhà trường trong giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh phổ thông2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp và mẫu khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra viết, phỏng vấn sâu, tọa đàm nhóm,quan sát thực địa với công cụ đa dạng (phiếu trưng cầu ý kiến, dàn ý phỏng vấn bán cấu trúc,bảng kiểm. Mẫu khách thể gồm: 100 giáo viên (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông);100 phụ huynh có con đang học tập tại các trường được nghiên cứu; 60 học sinh lớp 5,9,12 từ cáctrường trong mẫu nghiên cứu; Ban Giám hiệu của 40 trường phổ thông thuộc 7 tỉnh/thành phố trêncả nước là: Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh (13 trườngTiểu học, 14 trường Trung học cơ sở, 13 trường Trung học phổ thông).2.2. Kết quả nghiên cứu2.2.1. Kết quả nghiên cứu lí luận a/ Khái niệm môi trường và một số thuật ngữ liên quan Theo nghĩa rộng nhất, trong khái niệm môi trường bao gồm các yếu tố kinh tế, văn hóa, xãhội và các điều kiện tự nhiên của đời sống con người. Đó là các yếu tố cần thiết cho sự sinh sống,sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Còn theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các yếu tốtự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người [4]. * Xét từ góc độ tính chất tự nhiên hay tự tạo của các yếu tố nằm trong môi trường, có: Môitrường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốncủa con người, nhưng ít nhiều có chịu sự tác động của con người; Môi trường xã hội là tổng thểcác mối quan hệ giữa người với người, định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổnhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác;Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố vật lí, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịusự chi phối của con người, nhằm phục vụ cuộc sống con người. * Xét từ góc độ phạm vi và tính chất tác động của môi trường đến sự phát triển của cá nhân,có: Môi trường vĩ mô là toàn bộ những sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội diễn ra trong phạmvi rộng về không gian ...

Tài liệu được xem nhiều: