Danh mục

Môi trường trường học học phổ thông an toàn về tâm lý

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.87 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường trường học học phổ thông an toàn về tâm lýPhí Thị HiếuTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ125(11): 45 - 48MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC HỌC PHỔ THÔNG AN TOÀN VỀ TÂM LÝPhí Thị Hiếu*Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTBài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâmlý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quảcủa nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuấtcác biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học antoàn về tâm lý.Từ khoá: môi trường giáo dục, an toàn về tâm lý, bạo lực học đường, trường học, phát triểnMỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN*Sự phát triển của xã hội hiện đại làm tăng lênnhững yêu cầu đối với cá nhân và sự tinhthông nghề nghiệp của họ. Do đó, vấn đềnâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trởnên bức thiết. Việc giải quyết vấn đề này liênquan tới hàng loạt khía cạnh: với việc môhình hoá nội dung giáo dục, tối ưu hoá cáccách thức, kỹ thuật tổ chức quá trình giáo dục,với việc tư duy lại mục đích và kết quả củagiáo dục. Tất cả những điều đó, một mặt dẫntới sự thay đổi môi trường giáo dục, mặtkhác, làm tăng thêm yêu cầu đối với nhữngngười tham gia vào quá trình giáo dục và vớiđặc thù của mối quan hệ tác động liên nhâncách của họ.Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vậtchất, tinh thần mà trong đó con người đượcgiáo dục đang sống, lao động và học tậpđược sử dụng nhằm tác động đến sự hìnhthành nhân cách của họ phù hợp với mục đíchgiáo dục đã định. Môi trường giáo dục rất đadạng, có thể phân chia một cách tương đốithành môi trường xã hội (môi trường giađình, môi trường nhà trường…) và môitrường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môitrường gia đình và môi trường nhà trường cótác động trực tiếp trong quá trình hình thànhnhân cách. Các môi trường này tồn tại trongmối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cầnđược tổ chức theo một cơ chế hợp lý nhằmtạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quátrình hình thành và phát triển nhân cách thếhệ trẻ [1].*Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.comCác công trình nghiên cứu của hàng loạt tácgiả (Grachev G.V., 1998; Kabachenko T.X.,2000; Baeva I.A., 2002) chỉ ra rằng hiệu quảcủa quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào tiêuchí an toàn tâm lý của môi trường giáo dục.Số liệu các công trình nghiên cứu củaLebedeva O.E. và Xưmaniuk E.E. cho thấy,theo ý kiến của học sinh, một trường phổthông tốt phải có tiêu chí an toàn (trường phổthông không có đe doạ của bạo lực, sự thiếutôn trọng, sự lăng nhục…). Đối với phụhuynh học sinh “trường phổ thông tốt” phảiđảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ, sự quan tâmtới sức khoẻ của chúng [2,5,6].Sự an toàn – đó là yếu tố đảm bảo sự pháttriển bình thường của nhân cách. Nhu cầu antoàn là cơ sở trong hệ thống thứ bậc nhu cầucủa con người (A.Maxlow) mà thiếu đi sựthoả mãn một phần của nó không thể có sựphát triển hài hoà của nhân cách, sự thànhcông của việc tự hiện thực hoá những tiềmnăng của con người [7].Khái niệm an toàn tâm lý rất đa nghĩa. T.X.Kabachenko xem sự an toàn tâm lý “Như sựđo lường độc lập trong hệ thống chung của sựan toàn, là trạng thái của môi trường thôngtin và những điều kiện hoạt động sống của xãhội không thúc đẩy sự phá huỷ những tiền đềcủa sự phát triển toàn vẹn về tâm lý, tínhthích ứng hoạt động và sự phát triển của cácchủ thể xã hội” [6]. I.A. Baeva hiểu “Sự antoàn tâm lý như là trạng thái của môi trườnggiáo dục, thoát ly khỏi những sự thể hiện củabạo lực tinh thần trong sự tác động qua lại,thúc đẩy sự thoả mãn các nhu cầu giao tiếpcá nhân-tin cậy, tạo ra giá trị riêng của môitrường và đảm bảo cho sức khoẻ tinh thần45Phí Thị HiếuTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆcủa những người tham gia vào nó” [3]. G.V.Grachev hiểu an toàn tâm lý như là “trạngthái bảo vệ tâm lý khỏi ảnh hưởng của nhữngnhân tố thông tin đa dạng, cản trở hoặc gâykhó khăn cho sự hình thành và hoạt động củacơ sở định hướng - thông tin phù hợp củahành vi xã hội ở con người và nhìn chung làcủa hoạt động sống trong xã hội hiện đại, hệthống phù hợp các mối quan hệ của anh tavới môi trường xung quanh và với chínhmình” [5, c.33].Mặc dù được định nghĩa khác nhau nhưngcác tác giả trên đều đề cập tới những tiêu chísau của sự an toàn tâm lý: là trạng thái củamôi trường không có bạo lực tâm lý, đảmbảo cho sức khoẻ tinh thần, sự phát triểntoàn vẹn về tâm lý, thoả mãn nhu cầu giaotiếp của cá nhân.Theo số liệu của nhiều tác giả nước ngoài(I.A.Baeva, G.V. Grachev, E.Erikson,R.Jonson, M.Lipsey, H.M Walker, B.J. Wise)sự bảo vệ tâm lý của trẻ em là điều kiện đảmbảo cho sự thích ứng, sự phát triển các kỹnăng xã hội và sự hình thành ở đứa trẻkhuynh hướng với những quan hệ tích cựctrong xã hội, sự mong đợi được xã hội chấpnhận, giúp đỡ, sự phát triển tình cảm cá nhânvà mối quan hệ với chính mình [4].Môi trường trường học an toàn về tâm lý cónhững đặc điểm sau: ...

Tài liệu được xem nhiều: