Môi trường và các yếu tố sinh thái 2
Số trang: 42
Loại file: pdf
Dung lượng: 575.61 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu Môi trường và các yếu tố sinh thái trình bày nguyên lý cơ bản của sinh thái học hiện đại, ảnh của môi trường đến các yếu tố sinh thái, một số quy luật cơ bản của sinh thái học, phản ứng của sinh vật lên các tác động của yếu tố môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và các yếu tố sinh thái 2Chương 1MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁINguyên lý cơ bản của sinh thái học hiện đại là những khái niệm về sự thống nhất và đối lập một cách biện chứng giữa cơ thể và môi trường. Mỗi cá thể, quần thể loài sinh vật bất kỳ nào, kể cả con người đều sống dựa vào môi trường đặc trưng của mình, ngoài mối tương tác đó sinh vật không thể tồn tại được. Môi trường ổn định, sinh vật sống ốn định và phát triển hưng thịnh. Chất lượng môi trường suy thoái thì sinh vật cũng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Nếu môi trường bị phá huỷ thì sinh vật cũng chịu chung số phận. I. Khái niệm và chức năng của môi trường 1. Khái niệm Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau: - Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn. - Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên. - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993) - Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại. 8Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người. Cấu trúc môi trường tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản (4 môi trường chính) như sau : - Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật. - Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí. - Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất. - Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh ...) 2. Các chức năng cơ bản của môi trường Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng cơ bản sau: 2.1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật (habitat) Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi9hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và các yếu tố sinh thái 2Chương 1MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁINguyên lý cơ bản của sinh thái học hiện đại là những khái niệm về sự thống nhất và đối lập một cách biện chứng giữa cơ thể và môi trường. Mỗi cá thể, quần thể loài sinh vật bất kỳ nào, kể cả con người đều sống dựa vào môi trường đặc trưng của mình, ngoài mối tương tác đó sinh vật không thể tồn tại được. Môi trường ổn định, sinh vật sống ốn định và phát triển hưng thịnh. Chất lượng môi trường suy thoái thì sinh vật cũng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Nếu môi trường bị phá huỷ thì sinh vật cũng chịu chung số phận. I. Khái niệm và chức năng của môi trường 1. Khái niệm Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau: - Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn. - Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên. - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993) - Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại. 8Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người. Cấu trúc môi trường tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản (4 môi trường chính) như sau : - Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật. - Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí. - Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất. - Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh ...) 2. Các chức năng cơ bản của môi trường Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng cơ bản sau: 2.1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật (habitat) Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi9hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường sinh thái Yếu tố sinh thái Sinh thái học Tác động môi trường Chức năng của môi trường Đa dạng sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
149 trang 229 0 0
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 209 0 0 -
Mô hình động lực học của xuồng chữa cháy rừng tràm khi quay vòng
6 trang 151 0 0 -
14 trang 144 0 0
-
Sinh thái học nông nghiệp : Quần thể sinh vật part 3
6 trang 134 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 131 0 0 -
93 trang 101 0 0
-
27 trang 85 0 0
-
Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ
34 trang 80 0 0 -
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 76 0 0