Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 2
Số trang: 42
Loại file: pdf
Dung lượng: 895.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Chương 2 Đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Hà Nội. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 2 Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Chương 2 Đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Hà Nội Phạm Thị Huyền 10 Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân MỞ ĐẦU Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế, chính sách, con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. “Làm thế nào để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài” đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn với không chỉ các bộ ngành mà còn là dấu hỏi lớn cho từng địa phương ở Việt Nam. Hà Nội, với vị thế là Thủ đô - trung tâm văn hóa - kinh tế và cũng là một trong những điểm nhấn chủ yếu của dòng FDI vào Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn “chưa xứng tầm” của Hà Nội. Dưới góc nhìn marketing, chúng tôi cho rằng, mỗi nhà đầu tư/quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có nguồn lực nhất định và do đó, họ có mục tiêu và định hướng riêng 10 Nghiên cứu được thực hiện vào nửa cuối năm 2005 trong Chương trình Hỗ trợ Hà Nội xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô. Xin trân trọng cảm ơn GS. Kenichi Ohno, giám đốc dự án VDF, TS. Phạm Hồng Chương cùng các đồng nghiệp, đại diện Đại sứ quán Úc, ĐSQ Luxembourg, ĐSQ Hoa Kỳ, Kotra, JETRO, Trung tâm văn hoá và kinh tế Đài Bắc và các doanh nghiệp FDI đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. 23 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một địa phương khác. Để đưa các nhà đầu tư đến với địa phương, cần thiết phải khám phá nhu cầu, mong muốn cũng như thế mạnh và mục tiêu của họ. Đồng thời, tìm hiểu đánh giá của họ về Hà Nội cần được xem là cơ sở xây dựng chính sách thu hút và quản lý dòng vốn này để vừa khai thác được những lợi ích nhưng vẫn hướng tới một môi trường phát triển bền vững với một xã hội tốt đẹp hơn. Nghiên cứu này tổng hợp việc thực hiện chính sách thu hút FDI trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu và cạnh tranh với các tỉnh thành khác, đồng thời so sánh đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội Ngoài phần mở đầu và kết luận, chương này cấu thành bởi các nội dung chính sau: Phần đầu tiên trình bày một số khái niệm tổng quan về marketing địa phương và ảnh hưởng của nó tới dòng vốn FDI. Phần thứ hai mô tả dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng như vào Hà Nội trong thời gian qua. Phần thứ ba trình bày đánh giá chung về môi trường đầu tư Hà Nội của các nhà nghiên cứu, của lãnh đạo thành phố Hà Nội và của các nhà đầu tư tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Phần thứ tư là kết quả nghiên cứu về chính sách marketing địa phương của Hà Nội, so sánh giữa đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội. Cuối cùng, phần kết luận sẽ trình bày đánh giá chung của VDF về các chương trình marketing của Hà Nội đồng thời đề xuất một số gợi ý xây dựng chiến lược thu hút FDI hiệu quả hơn nữa cho Thủ đô. 1. Tổng quan về marketing địa phương Khái niệm Marketing là một khái niệm, một triết lý được chia sẻ bởi các doanh nhân, các nhà nghiên cứu và các chính khách trên hầu khắp các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên lý cơ bản nhất của marketing chính là hiểu biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng và sử dụng phương pháp hiệu quả nhất để đáp ứng chúng. Đóng góp của marketing với các tổ chức/doanh nghiệp chính là khả năng đề xuất phương pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực hữu hạn để thực hiện những mục tiêu chung đã xác định. Marketing hướng tới việc tạo ra các giải pháp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Trong 24 Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… marketing, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau qua giá trị lợi ích, qua giải pháp chứ không phải qua sản phẩm cụ thể. Ngày nay, nguyên lý này đã trở thành triết lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị hay xã hội. Marketing đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giúp cho các địa phương thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn FDI nhằm phát triển kinh tế địa phương. Marketing địa phương là tập hợp các chương trình hoạt động được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế 11 . Các chương trình hoạt động đó bao gồm (i) Hoàn thiện toàn diện cách thức, thủ tục cũng như nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền, (ii) Sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ khuyến khích tài chính, (iii) Tái cấu trúc tổ chức theo cách có thể kiểm soát tốt hơn, qua đó xây dựng cho địa phương một hình ảnh mới triển vọng hơn, hấp dẫn hơn. Những chương trình marketing nhằm tạo cho địa phương những đặc tính khác biệt “nhân tạo” chứ không phải những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình marketing hiệu quả sẽ giúp địa phương trở nên hấp dẫn hơn trong đánh giá của các nhóm khách hàng mục tiêu --- nhà đầu tư, của các chính khách đủ tâm và tài, các du khách có khả năng chi trả và những công dân được đào tạo chuyên môn. Nói cách khác, marketing địa phương là hệ thống các chương trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế xã hội của địa phương theo chiều hướng tốt hơn. Trong marketing địa phương, địa phương được xác định là một khu vực địa lý được giới hạn bởi sự phân định ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 2 Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Chương 2 Đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Hà Nội Phạm Thị Huyền 10 Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân MỞ ĐẦU Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế, chính sách, con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. “Làm thế nào để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài” đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn với không chỉ các bộ ngành mà còn là dấu hỏi lớn cho từng địa phương ở Việt Nam. Hà Nội, với vị thế là Thủ đô - trung tâm văn hóa - kinh tế và cũng là một trong những điểm nhấn chủ yếu của dòng FDI vào Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn “chưa xứng tầm” của Hà Nội. Dưới góc nhìn marketing, chúng tôi cho rằng, mỗi nhà đầu tư/quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có nguồn lực nhất định và do đó, họ có mục tiêu và định hướng riêng 10 Nghiên cứu được thực hiện vào nửa cuối năm 2005 trong Chương trình Hỗ trợ Hà Nội xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô. Xin trân trọng cảm ơn GS. Kenichi Ohno, giám đốc dự án VDF, TS. Phạm Hồng Chương cùng các đồng nghiệp, đại diện Đại sứ quán Úc, ĐSQ Luxembourg, ĐSQ Hoa Kỳ, Kotra, JETRO, Trung tâm văn hoá và kinh tế Đài Bắc và các doanh nghiệp FDI đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. 23 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một địa phương khác. Để đưa các nhà đầu tư đến với địa phương, cần thiết phải khám phá nhu cầu, mong muốn cũng như thế mạnh và mục tiêu của họ. Đồng thời, tìm hiểu đánh giá của họ về Hà Nội cần được xem là cơ sở xây dựng chính sách thu hút và quản lý dòng vốn này để vừa khai thác được những lợi ích nhưng vẫn hướng tới một môi trường phát triển bền vững với một xã hội tốt đẹp hơn. Nghiên cứu này tổng hợp việc thực hiện chính sách thu hút FDI trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu và cạnh tranh với các tỉnh thành khác, đồng thời so sánh đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội Ngoài phần mở đầu và kết luận, chương này cấu thành bởi các nội dung chính sau: Phần đầu tiên trình bày một số khái niệm tổng quan về marketing địa phương và ảnh hưởng của nó tới dòng vốn FDI. Phần thứ hai mô tả dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng như vào Hà Nội trong thời gian qua. Phần thứ ba trình bày đánh giá chung về môi trường đầu tư Hà Nội của các nhà nghiên cứu, của lãnh đạo thành phố Hà Nội và của các nhà đầu tư tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Phần thứ tư là kết quả nghiên cứu về chính sách marketing địa phương của Hà Nội, so sánh giữa đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội. Cuối cùng, phần kết luận sẽ trình bày đánh giá chung của VDF về các chương trình marketing của Hà Nội đồng thời đề xuất một số gợi ý xây dựng chiến lược thu hút FDI hiệu quả hơn nữa cho Thủ đô. 1. Tổng quan về marketing địa phương Khái niệm Marketing là một khái niệm, một triết lý được chia sẻ bởi các doanh nhân, các nhà nghiên cứu và các chính khách trên hầu khắp các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên lý cơ bản nhất của marketing chính là hiểu biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng và sử dụng phương pháp hiệu quả nhất để đáp ứng chúng. Đóng góp của marketing với các tổ chức/doanh nghiệp chính là khả năng đề xuất phương pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực hữu hạn để thực hiện những mục tiêu chung đã xác định. Marketing hướng tới việc tạo ra các giải pháp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Trong 24 Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… marketing, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau qua giá trị lợi ích, qua giải pháp chứ không phải qua sản phẩm cụ thể. Ngày nay, nguyên lý này đã trở thành triết lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị hay xã hội. Marketing đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giúp cho các địa phương thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn FDI nhằm phát triển kinh tế địa phương. Marketing địa phương là tập hợp các chương trình hoạt động được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế 11 . Các chương trình hoạt động đó bao gồm (i) Hoàn thiện toàn diện cách thức, thủ tục cũng như nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền, (ii) Sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ khuyến khích tài chính, (iii) Tái cấu trúc tổ chức theo cách có thể kiểm soát tốt hơn, qua đó xây dựng cho địa phương một hình ảnh mới triển vọng hơn, hấp dẫn hơn. Những chương trình marketing nhằm tạo cho địa phương những đặc tính khác biệt “nhân tạo” chứ không phải những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình marketing hiệu quả sẽ giúp địa phương trở nên hấp dẫn hơn trong đánh giá của các nhóm khách hàng mục tiêu --- nhà đầu tư, của các chính khách đủ tâm và tài, các du khách có khả năng chi trả và những công dân được đào tạo chuyên môn. Nói cách khác, marketing địa phương là hệ thống các chương trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế xã hội của địa phương theo chiều hướng tốt hơn. Trong marketing địa phương, địa phương được xác định là một khu vực địa lý được giới hạn bởi sự phân định ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Kenichi Ohno Diễn đàn phát triển Việt Nam đầu tư doanh nghiệp Nhìn nhận của Nhật Bản về Hà NộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
2 trang 42 0 0 -
Biểu mẫu: Báo cáo thực hiện vốn đầu tư
2 trang 34 0 0 -
Phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam
8 trang 27 0 0 -
99 trang 26 0 0
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Đầu tư tài sản dài hạn (ĐH Công nghiệp TP. HCM)
36 trang 25 0 0 -
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 6
32 trang 21 0 0 -
Sự phát triển của thị trường chứng khoán và tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam
8 trang 21 0 0 -
Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 3
29 trang 20 0 0 -
75 trang 20 0 0
-
Doanh nghiệp nên làm gì để tái thúc đẩy tăng trưởng?
7 trang 19 0 0