Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 5
Số trang: 41
Loại file: pdf
Dung lượng: 990.16 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …
Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp Hà Nội. Sau 15 năm kể từ ngày ra đời của KCN Tân Thuận, KCN đầu tiên của Việt Nam, đến hết năm 2005 cả nước đã có 130 KCN. Các KCN của Việt Nam đã thu hút được 2.202 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 17,5 tỷ USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư … Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp Hà Nội Vũ Thành Hưởng Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sau 15 năm kể từ ngày ra đời của KCN Tân Thuận, KCN đầu tiên của Việt Nam, đến hết năm 2005 cả nước đã có 130 KCN. Các KCN của Việt Nam đã thu hút được 2.202 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 17,5 tỷ USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký 137 nghìn tỷ đồng (Trần Ngọc Hưng, 2006), chưa kể 1.059 triệu USD và 31.300 tỷ đồng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng các KCN. Trong năm 2005, giá trị sản xuất trong các KCN đạt 14 tỷ USD, chiếm 28% sản xuất công nghiệp cả nước; 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu, chiếm 18,6% giá trị xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho 740.000 lao động (Lê Xuân Trinh, 2006). Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN rất nhanh, bình quân giai đoạn 1995-2000 là 33,2% và giai đoạn 2001-2005 là 32%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng sản lượng công nghiệp. Với các kết quả đạt được, các KCN đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, đưa đất nước hội nhập nhanh và có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, việc thành lập và phát triển các KCN đang là mục tiêu của hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến cuối năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 KCN với tổng diện tích 974,64 ha. Trong đó có 3 KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Tại thời điểm này, các KCN Hà Nội đã thu hút được 105 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,254 tỷ USD và trên 120 tỷ VND và đã cho thuê trên 400 ha đất công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có 18 cụm công nghiệp (một dạng KCN có qui mô nhỏ được đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương) được thành lập, nhưng mới có 9 CCN đi vào hoạt động 151 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội với tổng diện tích gần 90 ha. Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh những thành tựu cũng đã bộc lộ cả những mặt hạn chế về: môi trường đầu tư trong các KCN, công tác quy hoạch phát triển KCN, CNN; địa điểm, quy mô KCN; mô hình quản lý; vấn đề quản lý sau đầu tư, và đặc biệt là vấn đề tạo quĩ đất cho việc mở rộng và phát triển các KCN. Phần trình bày tiếp ngay sau đây sẽ đi vào xem xét thực trạng các KCN và CCN của Hà Nội. Phần 2 sẽ đánh giá tính hấp dẫn các KCN Hà Nội so với các địa phương khác của Việt Nam. Và cuối cùng, phần 3 sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Tất cả các thông tin và số liệu đều được tính đến thời điểm hết năm 2005, trừ một số trường hợp cá biệt sẽ có chú thích đi kèm. 1. Thực trạng các khu, cụm công nghiệp Hà Nội Các khu công nghiệp Trên địa bàn thành phố có 6 KCN được cấp giấy phép hoạt động theo qui chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, bao gồm: KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Thăng Long, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Sài Đồng A (Daewoo – Hanel) và KCN Nam Thăng Long. Các KCN này được mô tả vắn tắt như sau: a. KCN Sài Đồng B: Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là công ty Điện tử Hanel, bằng nguồn vốn trong nước. KCN có vị trí nằm trên trục đường QL 5, thuộc địa bàn quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, tổng diện tích 97 ha, trong đó đất xây dựng KCN là 79 ha. Hiện nay, trong KCN có 24 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 397,5 triệu USD và 121,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100% giai đoạn 1. Hiện chủ đầu tư đang đẩy nhanh việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thực hiện phần diện tích còn lại khoảng 18 ha (giai đoạn 2). Chúng ta xem Bảng 1 dưới đây để rõ hơn thực trạng này: 152 Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư … b. KCN Nội Bài KCN Nội Bài được thành lập với diện tích là 100 ha thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Chủ đầu tư của KCN này là công ty liên doanh giữa công ty Renong (Malaysia) và công ty Xây dựng Công nghiệp của Việt Nam. Cuối năm 1999, thành phố Hà Nội đã chính thức bàn giao sử dụng con đường 131 nối trực tiếp từ quốc lộ 2 trên đường cao tốc Thăng Long đến KCN (xem Bản đồ 1) tạo ưu thế để KCN này phát huy lợi thế về giao thông, so với đường cũ tiết kiệm được từ 15 – 20 phút. Mặt khác, KCN này nằm trong vùng kinh tế được hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến hết năm 2005, KCN có 23 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 122 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy giai đoạn 1 (50 ha) đạt 100%. Giai đoạn 2 của KCN cũng đã được triển khai với 50 ha. c. KCN Thăng Long Là liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và công ty Cơ khí Đông Anh. KCN có tổng diện tích là 121 ha, nằm trên tuyến đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi Sân Bay Nội Bài thuộc địa bàn huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Đến 31 tháng 12 năm 2005, KCN có 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 728,4 triệu USD, đạt tỷ lệ lấy đầy là 100% giai đoạn 1 và 80% giai đoạn 2. Hiện chủ đầu tư đang lên kế hoạch để triển khai thực hiện giai đoạn 3 của KCN và xin thành lập thêm 1 KCN nữa tại Hà Nội. 153 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Bản đồ 1: Phân bố các KCN Hà Nội Nguồn: Tác giả 154 Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư … d. KCN Hà Nội - Đài Tư KCN được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1385/GP ngày 13/8/1995 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay thuộc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư … Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp Hà Nội Vũ Thành Hưởng Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sau 15 năm kể từ ngày ra đời của KCN Tân Thuận, KCN đầu tiên của Việt Nam, đến hết năm 2005 cả nước đã có 130 KCN. Các KCN của Việt Nam đã thu hút được 2.202 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 17,5 tỷ USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký 137 nghìn tỷ đồng (Trần Ngọc Hưng, 2006), chưa kể 1.059 triệu USD và 31.300 tỷ đồng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng các KCN. Trong năm 2005, giá trị sản xuất trong các KCN đạt 14 tỷ USD, chiếm 28% sản xuất công nghiệp cả nước; 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu, chiếm 18,6% giá trị xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho 740.000 lao động (Lê Xuân Trinh, 2006). Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN rất nhanh, bình quân giai đoạn 1995-2000 là 33,2% và giai đoạn 2001-2005 là 32%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng sản lượng công nghiệp. Với các kết quả đạt được, các KCN đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, đưa đất nước hội nhập nhanh và có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, việc thành lập và phát triển các KCN đang là mục tiêu của hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến cuối năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 KCN với tổng diện tích 974,64 ha. Trong đó có 3 KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Tại thời điểm này, các KCN Hà Nội đã thu hút được 105 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,254 tỷ USD và trên 120 tỷ VND và đã cho thuê trên 400 ha đất công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có 18 cụm công nghiệp (một dạng KCN có qui mô nhỏ được đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương) được thành lập, nhưng mới có 9 CCN đi vào hoạt động 151 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội với tổng diện tích gần 90 ha. Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh những thành tựu cũng đã bộc lộ cả những mặt hạn chế về: môi trường đầu tư trong các KCN, công tác quy hoạch phát triển KCN, CNN; địa điểm, quy mô KCN; mô hình quản lý; vấn đề quản lý sau đầu tư, và đặc biệt là vấn đề tạo quĩ đất cho việc mở rộng và phát triển các KCN. Phần trình bày tiếp ngay sau đây sẽ đi vào xem xét thực trạng các KCN và CCN của Hà Nội. Phần 2 sẽ đánh giá tính hấp dẫn các KCN Hà Nội so với các địa phương khác của Việt Nam. Và cuối cùng, phần 3 sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Tất cả các thông tin và số liệu đều được tính đến thời điểm hết năm 2005, trừ một số trường hợp cá biệt sẽ có chú thích đi kèm. 1. Thực trạng các khu, cụm công nghiệp Hà Nội Các khu công nghiệp Trên địa bàn thành phố có 6 KCN được cấp giấy phép hoạt động theo qui chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, bao gồm: KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Thăng Long, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Sài Đồng A (Daewoo – Hanel) và KCN Nam Thăng Long. Các KCN này được mô tả vắn tắt như sau: a. KCN Sài Đồng B: Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là công ty Điện tử Hanel, bằng nguồn vốn trong nước. KCN có vị trí nằm trên trục đường QL 5, thuộc địa bàn quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, tổng diện tích 97 ha, trong đó đất xây dựng KCN là 79 ha. Hiện nay, trong KCN có 24 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 397,5 triệu USD và 121,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100% giai đoạn 1. Hiện chủ đầu tư đang đẩy nhanh việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thực hiện phần diện tích còn lại khoảng 18 ha (giai đoạn 2). Chúng ta xem Bảng 1 dưới đây để rõ hơn thực trạng này: 152 Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư … b. KCN Nội Bài KCN Nội Bài được thành lập với diện tích là 100 ha thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Chủ đầu tư của KCN này là công ty liên doanh giữa công ty Renong (Malaysia) và công ty Xây dựng Công nghiệp của Việt Nam. Cuối năm 1999, thành phố Hà Nội đã chính thức bàn giao sử dụng con đường 131 nối trực tiếp từ quốc lộ 2 trên đường cao tốc Thăng Long đến KCN (xem Bản đồ 1) tạo ưu thế để KCN này phát huy lợi thế về giao thông, so với đường cũ tiết kiệm được từ 15 – 20 phút. Mặt khác, KCN này nằm trong vùng kinh tế được hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến hết năm 2005, KCN có 23 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 122 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy giai đoạn 1 (50 ha) đạt 100%. Giai đoạn 2 của KCN cũng đã được triển khai với 50 ha. c. KCN Thăng Long Là liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và công ty Cơ khí Đông Anh. KCN có tổng diện tích là 121 ha, nằm trên tuyến đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi Sân Bay Nội Bài thuộc địa bàn huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Đến 31 tháng 12 năm 2005, KCN có 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 728,4 triệu USD, đạt tỷ lệ lấy đầy là 100% giai đoạn 1 và 80% giai đoạn 2. Hiện chủ đầu tư đang lên kế hoạch để triển khai thực hiện giai đoạn 3 của KCN và xin thành lập thêm 1 KCN nữa tại Hà Nội. 153 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Bản đồ 1: Phân bố các KCN Hà Nội Nguồn: Tác giả 154 Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư … d. KCN Hà Nội - Đài Tư KCN được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1385/GP ngày 13/8/1995 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay thuộc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Kenichi Ohno Diễn đàn phát triển Việt Nam đầu tư doanh nghiệp Nhìn nhận của Nhật Bản về Hà NộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
2 trang 42 0 0 -
Biểu mẫu: Báo cáo thực hiện vốn đầu tư
2 trang 34 0 0 -
Phát triển tài chính và hiệu quả đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam
8 trang 27 0 0 -
99 trang 26 0 0
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Đầu tư tài sản dài hạn (ĐH Công nghiệp TP. HCM)
36 trang 25 0 0 -
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 6
32 trang 21 0 0 -
Sự phát triển của thị trường chứng khoán và tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam
8 trang 21 0 0 -
Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 3
29 trang 20 0 0 -
75 trang 20 0 0
-
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 1
21 trang 19 0 0