Danh mục

mót

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.05 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tổng quan một số khái niệm và khung mô hình đánh giá tổn thương do thiên tai được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây trên thế giới và đánh giá khả năng áp dụng của các khái niệm và khung mô hình này ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
mót Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 37-48Khái niệm và các khung mô hình đánh giá tổn thương dothiên tai trên thế giới - Đánh giá khả năng áp dụng ở Việt NamNguyễn Thị Vĩnh Hà*Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội,144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamTóm tắtThiên tai luôn xảy ra và có ảnh hưởng đến đời sống của con người. Những năm gần đây, thiên tai xảy ra vớitần suất cũng như cường độ ngày càng lớn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của ngườidân. Con người không thể ngăn chặn hoàn toàn thiên tai nhưng có thể tìm cách quản lý, thích ứng, sống cùng vớithiên tai. Nghiên cứu đánh giá tổn thương do thiên tai được xem là một bước quan trọng trong đánh giá rủi ro vàquản lý thiên tai. Không có một định nghĩa chính xác về khả năng tổn thương, vì khái niệm này được sử dụng rấtlinh hoạt trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau.Nhận ngày 3 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 4 tháng 12 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 12 năm 2016Từ khóa: Tổn thương, thiên tai, rủi ro.1. Mở đầu *Con người không thể ngăn chặn hoàn toànthiên tai nhưng có thể tìm cách quản lý, thíchứng, sống cùng với thiên tai. Con người quaquá trình tích lũy kinh nghiệm có thể nâng caokhả năng ứng phó, phòng chống, giảm thiểunhững tác động của thiên tai. Nghiên cứu đánhgiá tổn thương do thiên tai được xem là mộtbước quan trọng trong quản lý thiên tai.Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu vềđánh giá khả năng tổn thương do thiên tai. Tuynhiên, các nghiên cứu liên quan chủ đề này ởViệt Nam còn hạn chế. Trong bối cảnh tác độngcủa biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ngàycàng rõ rệt, Việt Nam sẽ phải ứng phó với thiêntai ngày càng nhiều thì các nghiên cứu đánh giátổn thương do thiên tai sẽ trở nên rất cần thiết.Bài viết này tổng quan một số khái niệm vàkhung mô hình đánh giá tổn thương do thiên taiđược sử dụng trong các nghiên cứu gần đây trênthế giới và đánh giá khả năng áp dụng của cáckhái niệm và khung mô hình này ở Việt Nam.Thiên tai (tai biến thiên nhiên) là một phầntất yếu của hệ thống tự nhiên. Trong suốt lịchsử phát triển của loài người, thiên tai luôn xảyra và ảnh hưởng đến đời sống của con người.Những năm gần đây, thiên tai ngày càng giatăng do tác động của các yếu tố tự nhiên và cácyếu tố nhân sinh, làm cường hóa số lượng cũngnhư mức độ gây thiệt hại của thiên tai đối vớitính mạng, tài sản của người dân.Thiên tai xảy ra có thể gây tổn thương (tổnthất) đến con người và đời sống sản xuất, sinhhoạt của con người hoặc không. Theo KofiAnnan (2003), thiên tai chỉ trở thành tai họa khinó ảnh hưởng đến con người và đời sống sảnxuất, sinh hoạt của con người [1]. Các hậu quảcủa thiên tai là đa dạng, có thể phân loại thànhhậu quả vật lý, tâm lý, nhân khẩu, xã hội, kinhtế và chính trị [2]._______*ĐT.: 84-985545569Email: vinhha78@gmail.com3738N.T.V. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 37-482. Khái niệm đánh giá tổn thươngBirkmann (2006) cho biết hiện nay trên thếgiới có hơn 25 định nghĩa, khái niệm và phươngpháp khác nhau để đánh giá khả năng tổnthương [3]. Trang web của ProVentionConsortium (http://www.preventionweb.net) cókhoảng 20 tài liệu hướng dẫn về phương pháphướng dẫn đánh giá khả năng tổn thương.Khả năng tổn thương (vulnerability) là mộtkhái niệm quan trọng khi nghiên cứu về quản lýthiên tai.Theo ISSMGE TC32 (2004), khả năng tổnthương là mức độ thiệt hại của một thành tốhoặc một tập hợp các thành tố trong khu vực bịảnh hưởng bởi các mối nguy hiểm [4]. Cácthành tố này có thể gồm một xã hội, một cộngđồng hay một hộ gia đình. Các hộ gia đình vàcộng đồng có thể bị phơi lộ dưới nhiều dạng taibiến khác nhau bao gồm các sự kiện thời tiếtbất thường, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảngkinh tế, xung đột dân sự, áp lực môi trường…Wisner và cộng sự (2004) cho rằng, khảnăng tổn thương xác định các đặc điểm của cánhân hay cộng đồng về khả năng dự báo, ứngphó, chống chịu và phục hồi từ tác động của taibiến [5]. Rủi ro tai biến là một hàm của tai biếnvà khả năng tổn thương, điều đó có nghĩa là khảnăng tổn thương chỉ mức độ địa phương, cộngđồng, hộ gia đình hay cá nhân có thể bị ảnhhưởng khi tai biến xảy ra.Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu(IPCC) (2001) định nghĩa về tính tổn thương dobiến đổi khí hậu là “mức độ một hệ thống tựnhiên hay xã hội có thể bị tổn thương hoặckhông thể ứng phó với các tác động bất lợi dobiến đổi khí hậu (bao gồm các hình thái thời tiếtcực đoan và biến đổi khí hậu)” [6]. IPCC đã chỉrõ tính tổn thương (Vulnerability - V) là mộthàm số của 3 yếu tố: (i) mức độ phơi lộ của hệthống trước các tác động bất lợi của biến đổikhí hậu (Exposure - E); (ii) mức độ nhạy cảmcủa hệ thống trước những thay đổi của khí hậu(Sensitivity - S); (iii) năng lực thích ứng với biếnđổi khí hậu (Adaptive Capacity - AC). Mức độdnhạy cảm S được xác định là mức độ mà hệ thốngphản ứng lại một sự thay đổi của khí hậu (baogồm cả sự thay đổi bất lợi hoặc có lợi của khíhậu). Năng lực thích ứng AC được xác định làmức độ mà các điều chỉnh của hệ thống có thểlàm giảm nhẹ khả năng gây tổn thương do biếnđổi khí hậu hoặc bù đắp các thiệt hại do biến đổikhí hậu gây ra hoặc tận dụng các cơ hội do tácđộng tích cực của biến đổi khí hậu đem lại. Nhưvậy, mối quan hệ của chỉ số tính tổn thương vớicác chỉ số thành phần có thể viết ngắn gọn lại theomối quan hệ toán học là V = f(E, S, AC).Anderson và cộng sự (2011) cho rằng, khảnăng tổn thương liên quan đến tiềm năng vànguy cơ trong tương lai có thể xảy ra mộtkhủng hoảng làm thiệt hại sức khỏe, sự sống,tài sản hay nguồn lực mà con người cần sửdụng phục vụ cho sự sống của mình [7].Theo Cannon (2000), khả năng tổn thươngcó liên hệ chặt chẽ với mức độ ảnh hưởng củamột tai biến nào đó đối với sinh kế của conngười, và điều này chủ yếu được xác định bởicác yếu tố xã hội, vật chất, kinh tế, môi trườngvà chính trị, làm tăng tính nhạy cảm của ...

Tài liệu được xem nhiều: