Danh mục

Một số bài toán thực tế liên quan đến hình lập phương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.14 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết hệ thống các khái niệm liên quan đến hình lập phương, các lý thuyết về phương pháp giảng dạy, giải bài tập liên quan đến hình lập phương cũng như tạo lập, thống kê các dạng bài tập tiêu biểu để giáo viên tiểu học khi dạy dễ hình dung cũng như nắm bắt được các dạng bài của hình lập phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bài toán thực tế liên quan đến hình lập phương MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH LẬP PHƯƠNG Lương Ngọc Thanh Thảo 1, Trần Thanh Phong2 1. D20GDTH07, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Lớp Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Môn Toán là một môn học có vai trò quan trọng cho việc phát triển tư duy và trí tuệ đối vớihọc sinh. Cùng với sự đổi mới trong giáo dục Tiểu học thì nội dung và phương pháp dạy học màtrong đó có sự đổi mới trong các phương pháp dạy học mới vào thực tiễn. Môn Toán không chỉ giúpcho học sinh hiểu biết về các khái niệm số học và hình học, mà còn giúp cho học sinh học thêm đượckỹ năng logic, tư duy sáng tạo. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp lồng ghép các bài toán thực tế vàobài học và những bài học ôn tập, nâng cao đối với môn Toán là một trong những phương pháp đangdần được áp dụng vào dạy học hiện nay, đây là một hình thức dạy học theo tính tích cực vừa tạo sựhứng thú tìm hiểu và nó đang có tính hiệu quả cao. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày nội dunghình lập phương ở bậc tiểu học và một số bài toán thực tế liên quan đến hình lập phương. Từ khóa: bài toán thực tế, hình lập phương, toán Tiểu học.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI vềđổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ của giáo dục đã được xác định một cáchrõ ràng và chi tiết. Đặc biệt, nhấn mạnh vào việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại. Mục tiêu của giáo dục là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học, từ bỏ lối truyền thụ áp đặt một chiều và ghi nhớ máy móc. Nghịquyết này cũng đề cập đến việc tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, và tạo cơ sởđể người học có thể tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Điều này đặt ra mộtyêu cầu lớn đối với ngành giáo dục, yêu cầu phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục thôngqua việc đổi mới phương thức dạy học, hướng tới sự chủ động hơn, và kết hợp giáo dục chặt chẽ vớithực tế học tập của mỗi người học để mang lại ý nghĩa sâu sắc và hứng thú trong quá trình học. Nhấnmạnh vào việc dạy học gắn liền với thực tế, Nghị quyết đề xuất rằng việc học của mỗi người phảimang lại hiệu quả cao, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phê phán. Điều này không chỉgiúp hình thành kiến thức mà còn phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo, từ đó tạo ra những cá nhâncó khả năng đáp ứng linh hoạt với yêu cầu đa dạng và ngày càng phức tạp của xã hội. Ngoài ra, việcnâng cao hiệu quả của quá trình học cũng được coi là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chấtlượng giáo dục trong tương lai. Từ yêu cầu của việc đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo mà Nghị quyết 29-NQ/TW và đổimới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốchội đề ra nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kếthợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyềnthụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức,thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông. Từ đó chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng lên theo địnhhướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp họcsinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, hướng tới mỗi người học là một cá nhân có tinh thầntự chủ, tích cực trong việc học, tiếp thu kiến thức, lĩnh hội kiến thức đó thành kiến thức của riêng bản 297thân họ, phục vụ vào quá trình làm việc, học tập cũng như định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau nàyvà suốt đời, ở chương trình giáo dục phổ thông mới này cũng hướng tới sự phát triển về phẩm chấtcủa mỗi người học, ưu tiên phá hiện, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người để họ cóthể trở thành những người công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và với xã hội nhằmđáp ứng tốt nhất cho yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa vàcách mạng công nghiệp 4.0. Trong đổi mới căn bản và toàn diện mà giáo dục nước ta hướng tới cóđổi mới SGK kèm theo đó là đổi mới phương pháp dạy học mà trong đó xây dựng bài tập phát triểnnăng lực là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này.Trong những năm gần đây, Giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng đã có nhiều sự chuyểnbiến mạnh mẽ, đổi mới đa dạng phương pháp học tập, đem đến nhiều thông tin sát thực tiễn, áp dụngkhoa học công nghệ vào giảng dạy tạo nên nhiều bước tiến nhảy vọt cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: