Danh mục

Một số bất cập của pháp luật về hợp đồng và chế tài trong thương mại

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.40 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây tập trung phân tích một số bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam về hình thức hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và một số chế tài do vi phạm hợp đồng; từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bất cập của pháp luật về hợp đồng và chế tài trong thương mại MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI ThS. Nguyễn Công Phú1 Tóm tắt: Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong những năm gần đây nhưng pháp luật của Việt Nam về hợp đồng và chế tài trong thương mại vẫn còn tồn tại những bất cập, bất hợp lý, mâu thuẫn. Bài viết dưới đây tập trung phân tích một số bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam về hình thức hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và một số chế tài do vi phạm hợp đồng; từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong thương mại. Từ khóa: Hợp đồng, hình thức hợp đồng, thời điểm có hiệu lực, hợp đồng vô hiệu, giá trị chứng cứ, giá trị pháp lý, giới hạn bồi thường, chế tài, vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm, hủy bỏ hợp đồng, thỏa thuận bồi thường. Abstract: Although there have been positive results in recent years, Vietnam's law on contracts and commercial sanctions still has shortcomings, unreasonableness and contradictions. The following article focuses on analyzing a number of shortcomings of Vietnam's commercial law in terms of contract form, effective time of contract and some sanctions for breach of contract; from there, propose solutions to improve the law in order to improve the efficiency of contract signing and performance activities and dispute resolution activities arising from commercial contracts. Keywords: Contract, form of contract, effective time, invalid contract, evidence value, legal value, limit of compensation, sanctions, breach of contract, penalty for breach, contract cancellation, compensation agreement. 1 Thạc sĩ, Nguyên Thẩm phán – Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế - TAND TP.HCM, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN 75 Pháp luật về hợp đồng và chế tài trong thương mại là một chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tại Tòa án, Trọng tài. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã luôn quan tâm và có nhiều nỗ lực nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồng, thể hiện qua việc xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS), các luật chuyên ngành như: Luật Nhà ở năm 2014 (LNƠ), Luật Đất đai năm 2013 (LĐĐ), Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (LKDBĐS), Luật Xây dựng năm 2014 (LXD), Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (BLHHVN)… Mặc dù công cuộc lập pháp đã đạt được những kết quả tích cực, pháp luật về hợp đồng nhìn chung ngày càng minh bạch, hợp lý hơn, nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập, bất hợp lý hoặc mâu thuẫn còn tồn tại trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua. Đặc biệt là về chế tài trong thương mại, mặc dù Luật Thương mại năm 2005 (LTM) đã được ban hành cách đây đã hơn 16 năm nhưng cho đến hiện nay, đó vẫn là căn cứ pháp luật cơ bản và chủ yếu để Tòa án, Trọng tài Việt Nam áp dụng khi xem xét, giải quyết yêu cầu áp dụng chế tài trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam. Để góp phần xây dựng hệ thống pháp luật nước nhà theo xu hướng hội nhập quốc tế, tạo điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế, giúp cho các cơ quan tài phán có cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận lợi trong giải quyết tranh chấp thương mại, tác giả xin nêu một số điểm bất cập của pháp luật về hợp đồng và chế tài trong thương mại hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật như sau: 1. Về một số khái niệm cơ bản trong quan hệ thương mại Một khái niệm rất quan trọng trong quan hệ thương mại là khái niệm “hàng hóa”. Khái niệm này quan trọng vì đó chính là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, một loại quan hệ hợp đồng có thể được coi là phổ biến nhất trong lĩnh vực thương mại. Khoản 2 Điều 3 LTM giải thích khái niệm “hàng hóa” như sau: “Hàng hóa bao gồm: 76 a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai.” Định nghĩa như trên của LTM 2005 gần như giữ nguyên định nghĩa của LTM năm 1997, chỉ mở rộng hơn ở tài sản gắn liền với đất và động sản hình thành trong tương lai nhưng vẫn không bao gồm quyền sử dụng đất. Như vậy là LTM đã không coi quyền sử dụng đất là hàng hóa, trong khi BLDS (Điều 105 và Điều 115), LĐĐ (các điều 174 – 180 …), LKDBĐS (Điều 5) đều coi quyền sử dụng đất là tài sản và chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng (bán), trao đổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn theo quy định của pháp luật, kể cả đầu tư, kinh doanh quyền sử dụng đất. Thực tiễn nhiều năm qua cũng đã ghi nhận nhiều hợp đồng kinh doanh, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất và khi có tranh chấp cũng đã được Tòa án, Trọng tài công nhận. Điều đó cho thấy định nghĩa về “hàng hóa” trong LTM đã không còn phù hợp, là một “tàn dư” của tư duy quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cần được xóa bỏ ngay. Một khái niệm nữa cũng rất quan trọng trong quan hệ thương mại là khái niệm “thương nhân”. Khái niệm này quan trọng vì đó chính là đối tượng áp dụng chủ yếu của LTM (Điều 2 LTM). Tuy nhiên, LTM lại định nghĩa về thương nhân rất mâu thuẫn, không nhất quán khi quy định tại Điều 6 “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” rồi lại quy định tại Điều 7: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.” Lẽ ra, chỉ cần quy định “thương nhân” là ...

Tài liệu được xem nhiều: