Danh mục

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với làn điệu dân ca hò khoan Lệ Thủy

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.97 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhiệm vụ của cấp học mầm non hiện nay nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn, trẻ mỗi ngày càng chăm ngoan, tích cực hơn. Bản thân giáo viên cũng vì thế mà hăng say công việc, yêu nghề mến trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với làn điệu dân ca hò khoan Lệ ThủyĐề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với làn điệu dân ca hòkhoan Lệ Thủy” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Là người con của quê hương Xứ Lệ, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe quanhững làn điệu hò khoan Lệ Thủy đắm say lòng người. Hò khoan Lệ Thủy là loạihình âm nhạc rất hấp dẫn, thu hút và có sức lan tỏa rất lớn. Tạo cho con người sựđoàn kết, yêu thương, gửi gắm tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người vàhướng tới tương lai qua những làn điệu hò khoan mộc mạc, dễ gần và dễ đi vàolòng người. Từ bao đời nay, hầu hết những câu hò đã được nâng niu, chắt lọc, giữgìn được trau chuốt thêm, sáng tạo thêm, làm cho những làn điệu hò khoan ngàycàng lung linh, ngày càng phong phú. Cứ đọc, cứ nghe về những làn điệu hòkhoan mộc mạc sâu lắng ấy, ta cảm nhận được tâm hồn, tư tưởng, khát vọng củacha ông và cũng là khát vọng của chính mình. Nếu ai có dịp ghé thăm miền quêtrù phú Lệ Thủy trong những ngày hội hò cổ truyền, chắc không khỏi cảm thấyrạo rực, xao xuyến tâm hồn khi được nghe những làn điệu hò khoan của nhữngcon người nơi đây cất lên. Sự kết hợp giữa giai điệu và lời hò có sức sống mạnhmẽ như muốn níu chân những người ở lại. Vì thế đưa hò khoan vào trường học để gìn giữ và phát huy là việc làm vôcùng cần thiết. Hò khoan là một nét văn hóa của người dân Quảng Bình nóichung, người dân Lệ Thủy nói riêng, là nhu cầu không thể thiếu được trong tưduy và sinh hoạt của nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn Lệ Thủy. Người dânnông thôn quanh năm lao động vất vả, một nắng hai sương, vì vậy hò khoan đượccoi là yếu tố tạo ra sự thư giãn tinh thần, là sự biểu hiện cách ứng xử văn hóa vớithiên nhiên, xã hội và cộng đồng. Con người có thể tìm thấy chính mình, sự hồnnhiên, sự hưng phấn nghệ thuật, những cảm xúc chất phác, trong sáng khi đượcgiao lưu với nhau trong quá trình đối đáp hò khoan. Ở trường mầm non, việc cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với làn điệu dân ca Hòkhoan Lệ Thủy là một việc làm thiết thực, nó như là món ăn tinh thần không thểthiếu được đối với đời sống của trẻ. Những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệumượt mà vui tươi, trong trẻo của những làn điệu hò khoan sâu lắng như nhữngdòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, góp phần hoàn thiện nhữnggiá trị cao đẹp về Chân - Thiện - Mỹ. Hơn thế, những làn điệu hò khoan sâu lắng 1lay động lòng người ấy còn giúp cho trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giátrị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệgiá trị di sản văn hóa hò khoan của cha ông ta để lại. Để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản của hò khoan Lệ Thủy khôngchỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương mà phải là sự vào cuộc,chung tay, sự nỗ lực của toàn xã hội. Nguyên chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy,đồng chí Lê Văn Bảo đã từng nhấn mạnh: “Nỗ lực để hò khoan Lệ Thủy đượcvinh danh đã khó, gìn giữ và phát huy giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vậtthể cấp quốc gia này còn khó hơn”. Đối với ngành GD&ĐT Lệ Thủy, việc đưa hò khoan vào các trường học làmột trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm gần đây. Trường mầmnon trong toàn huyện nói chung, trường mầm non nơi tôi đang công tác nói riêngđã quán triệt: “Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của nhà trường là đưa hò khoanLệ Thủy vào chương trình giáo dục mầm non nhằm khơi dậy niềm đam mê ca háthò khoan của cô và trẻ”. Đó là một việc làm rất thiết thực và quan trọng của mỗimột giáo viên mầm non, góp phần giáo dục cho trẻ thị hiếu âm nhạc lành mạnh,phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. Mặc dầu vậy, thực tế hiện nay cùng với thời gian, quê hương Lệ Thủyngày càng phát triển, trong cuộc sống hiện đại với sự xuất hiện và chiếm ưu thếcủa các phương tiện truyền thông và Internet, vẫn thấy se lòng khi cứ thưa dần,vắng dần những làn điệu hò khoan Lệ Thủy trong những sinh hoạt văn hóa, vănnghệ ở các địa phương, các trường học, thay vào đó là những dòng nhạc hiện đạinhư nhảy dân vũ, cha cha cha... đã chiếm ưu thế. Những thế hệ nghệ nhân xưadần mất đi, cùng với đó là nỗi lo về việc hò khoan đang có nguy cơ dần bị maimột. Khi không gian văn hóa dần biến mất, môi trường diễn xướng không còn,thì hò khoan đã thực sự đối mặt với nguy cơ thất truyền. Xuất phát từ những vấn đề trên, bằng lòng nhiệt huyết và trăn trở đã thôithúc bản thân tôi luôn nổ lực, không ngừng học tập, suy nghĩ, nghiên cứu, làm thếnào đây để tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻđạt kết quả cao. Là một cô giáo mầm non tôi thực sự nghĩ rằng: Hò khoan LệThủy giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻtới trường, tới lớp. Đó cũng chính là lí do mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Mộtsố biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: