Danh mục

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử bài nội khóa trên lớp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.57 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên cần phải biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là cơ hội để học sinh được khám phá, tìm tòi, bộc lộ khả năng huy động kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề gắn với cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử bài nội khóa trên lớp174 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI NỘI KHÓA TRÊN LỚP Nguyễn Thị Thanh Thúy Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên cần phải biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm chính là cơ hội để học sinh được khám phá, tìm tòi, bộc lộ khả năng huy động kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề gắn với cuộc sống. Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm, bản chất, quy trình của hoạt động trải nghiệm và xuất phát từ đặc thù của môn Lịch sử, bài báo đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử bài nội khóa trên lớp. Từ khóa: lịch sử, tổ chức, hoạt động trải nghiệm, nội khóa. Nhận bài ngày 10.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.4.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thuý; Email: thuyntt@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Ngày 28/7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Chương trình giáo dục phổ thôngmới. Theo đó, hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục bắt buộc đối với họcsinh (HS) từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông, góp phần quan trọng vào thực hiệnmục tiêu chương trình mới. Bên cạnh các HĐTN nói chung, ở từng môn học, HĐTN cũngđược đặc biệt quan tâm, chú trọng. Đối với môn Lịch sử, HĐTN đã và đang được vận dụng linh hoạt ở trường phổ thôngvới nhiều hình thức và nội dung phong phú. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ vềHĐTN nói chung và việc tổ chức HĐTN trong môn Lịch sử nên đa số giáo viên (GV) cònlúng túng trong xác định các hình thức, nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động. Kết quảlà chưa phát huy được vai trò tích cực cũng như ưu thế vốn có của nó. Mỗi môn học có những đặc trưng riêng về nội dung, phương pháp, nên sẽ có các hìnhthức tổ chức HĐTN khác nhau. Căn cứ vào lí thuyết về HĐTN, lí luận về các hình thức tổchức dạy học Lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông và bản chất HĐTN trong môn Lịch sử,TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 30/2019 175chúng tôi xác định có 3 hình thức tổ chức dạy học có khả năng tiến hành HĐTN trongDHLS ở trường phổ thông. Cụ thể: 1) Tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS bài nội khóatrên lớp; 2) Tổ chức HĐTN có sự kết hợp giữa hoạt động nội khóa với hoạt động ngoạikhóa; 3) Tổ chức HĐTN cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa. Mỗi hình thức HĐTNnói trên đều tiềm tàng những khả năng và hiệu quả giáo dục nhất định. Nhờ các hình thứctổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục Lịch sử cho HS được thực hiện một cách tựnhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâmsinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào các biện pháp tổ chức HĐTN cho HSTrung học cơ sở (THCS) qua bài nội khóa trên lớp.2. NỘI DUNG2.1. Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận để tạo tình huống có vấn đề và nêu bàitập nhận thức đầu giờ Tổ chức HS trao đổi, thảo luận để tạo tình huống có vấn đề và nêu bài tập nhận thứcđầu giờ sẽ tạo ra sự kích thích hoạt động trí tuệ cho HS. Bởi vì HS bậc THCS có tâm lí rấthiếu kì, tò mò. Do đó, khi GV tạo tình huống có vấn đề, tức là đặt HS đứng trước tìnhhuống khó khăn mới đòi hỏi phải vận dụng kiến thức đã có (kể cả vốn thực tế) để giảiquyết vấn đề mới, HS sẽ cảm thấy vừa hồi hộp, vừa khao khát tìm hiểu. Từ đó, các emkhông ngừng hành động, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá. Việc suy nghĩ tích cực đó cũng chínhlà HS đang được trải nghiệm trong tư duy, trong trí não. Không dừng lại trong ý nghĩ, tínhtích cực của HS còn được biểu hiện cụ thể hơn khi các em tham gia vào hoạt động thảoluận. Thảo luận không chỉ mang lại cho HS những kiến thức mới, mà còn góp phần bồidưỡng kĩ năng trình bày, lập luận, vừa rèn luyện tính linh hoạt trong cách nhìn nhận mộtvấn đề từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Để vận dụng biện pháp sư phạm trên hiệu quả, GV cần chú ý một số yêu cầu. Cụ thể:1) GV cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, định hướng mục tiêu, tiến trình cuộc thảoluận. Vấn đề đưa ra trao đổi, thảo luận phải phù hợp với nội dung bài học; phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi; trình độ nhận thức và chứa đựng những yếu tố kích thích nhu cầu tư duy củaHS; 2) GV cần vững lí luận về tình huống có vấn đề nói chung và tình huống có vấn đềtrong DHLS nói riêng. Từ đó, GV có kĩ thuật xây dựng các tình huống có vấn đề hấp dẫn,cuốn hút HS; 3) Trong tiến trình thảo luận, GV luôn đóng vai trò là người điều khiển, địnhhướng, hỗ trợ HS; 4) GV cần tạo cơ hội để tất cả HS đều tham gia, khuyến khích HS tưduy sáng tạo và chủ động đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: