Một số chân dung của trí thức Việt Nam đương đại: Phần 1
Số trang: 586
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại - Một số chân dung" khắc họa chân dung rõ nét, sinh động 56 gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu trong và ngoài nước, đủ mọi lĩnh vực. Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo ba chương: Chương 1, trí thức thế hệ thứ nhất (từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945); chương 2, trí thức các thế hệ tiếp theo (từ sau ngày Hà Nội giải phóng năm 1954); chương 3, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Trong từng chương, sự sắp đặt các nhân vật trước sau chỉ căn cứ vào chữ tên nhân vật ấy để xếp theo trật tự chữ cái tiếng Việt (a, b, c...). Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số chân dung của trí thức Việt Nam đương đại: Phần 1 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication DataHàm Châu Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại - Một số chân dung / Hàm Châu. - T.P. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2014. 1220tr. : chân dung ; 23 cm. 1. Trí thức -- Việt Nam. 1. Intellectuals -- Vietnam. 305.552 -- dc 23 H198-C50 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Là một nhà báo kỳ cựu đã có thâm niên tiếp xúc gần gũi các nhà khoa học và tríthức đầu ngành Việt Nam từ những năm tháng chiến tranh, tác giả Hàm Châucó thể được xem như là một trong những người có nhiều thông tin về tiến trìnhthế hệ của những người làm khoa học nước nhà. Từ những trí thức đầu đàn lậpquốc như các giáo sư Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Hoàng Minh Giám, Trần ĐạiNghĩa, Tôn Thất Tùng... đến Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tụy, Trịnh Xuân Thuận,Trần Thanh Vân và các thế hệ sau này như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, ông đềucó những quan sát kỹ lưỡng từ xa đến gần, từ sự khái quát sự nghiệp của họ chođến cuộc sống đời thường mà ông có dịp được biết. Lịch sử nền khoa học và sáng tạo Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống chưađược lấp, và cuốn sách của nhà báo Hàm Châu – Trí thức tinh hoa Việt Namđương đại – Một số chân dung – là một nỗ lực góp phần lấp đầy khoảng trốngđó. Ở đây, thái độ của một người cầu tiến và phẩm chất tinh thần “đồ Nghệ” đãgiúp tác giả vượt qua những trở ngại về tư liệu cũng như sự ít ỏi của truyềnthông khoa học kỹ thuật nhiều thập niên, để dựng nên bức tranh toàn cảnh vềkhông khí học thuật, ghép từ những chân dung khá chi tiết. 56 gương mặt được giới thiệu trong cuốn sách này tất nhiên chỉ là phần nàotrong đông đảo các trí thức người Việt đầy khao khát cống hiến, phụng sự xã hộicũng như chinh phục đỉnh cao trí tuệ. Họ không chỉ gồm các nhà khoa học, bác sĩ,kỹ sư, các nhà lý thuyết nhiều danh vọng mà còn cả những người thầy, nhữngngười nghệ sĩ. Trưởng thành và lập thân trong bối cảnh đất nước nhiều biến động,không phải lúc nào cũng sẵn điều kiện cho họ làm việc, thậm chí quá thiệt thòicho tài năng, những bậc trí thức lớn vẫn tìm cách thích nghi và vượt qua để làmđược việc, để thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt. Họ là mảngtinh hoa của đời sống hòa bình, đời sống xây dựng đất nước, để cân bằng với đờisống chiến tranh vốn dĩ đã đẩy đất nước vào tình thế phát triển bất bình thường. Từng là Tổng biên tập của báo Tổ Quốc, nhà báo Hàm Châu đã quen thuộcvới bạn đọc nhiều thập niên về những tuyến bài viết về các học giả nước nhà,cũng như các trí thức Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Với văn phong đậmchất giáo khoa, nghiêm túc và mạch lạc, Trí thức tinh hoa Việt Nam đươngđại – Một số chân dung thực sự hữu ích cho những bạn đọc trẻ cần tìm hiểuvề một hệ thống phát triển của giới trí thức, đặc biệt là mảng khoa học. Ngườiđọc sẽ tìm thấy niềm tự hào về những thế hệ người Việt đã tiếp cận nền khoahọc nhân loại, và cả những nỗi tiếc nuối về những công trình bỏ lỡ do thời cuộc.Đằng sau đó là sự hi vọng về một tương lai nước nhà, chỉ có lòng hiếu học và trithức mới đưa đất nước tiến bộ. Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đánh giá cuốn sách là “một bích họa hoànhtráng phản ánh giai đoạn lịch sử Việt Nam đương đại”. Đó cũng là một đóng gópcủa cuốn sách, cho dù như lời tác giả khiêm tốn gửi gắm: “Tất nhiên, tôi làm saođủ sức viết nổi về tất cả những trí thức tiêu biểu của nước Việt Nam đương đại.Trong sách, chỉ là một số chân dung những trí thức ít nhiều tiêu biểu mà tôi maymắn từng được gặp mặt, chuyện trò”. Nhà xuất bản Trẻ cũng hi vọng sẽ còn cónhững cuốn sách tiếp nối về các trí thức đương đại khác, trở thành nguồn cảmhứng chinh phục đỉnh cao trí tuệ cho bạn đọc nước nhà. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm này. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ ĐÔI ĐIỀU TÂM NIỆM Khi viết về thân thế, sự nghiệp một nhân vật trong quá khứ xa xăm - nhưNguyễn Trung Ngạn (1289-1370) hay Ngô Thì Sĩ (1726-1780) - các tác giả hiệnnay chẳng có phép thần thông nào làm cho mấy vị ấy sống lại, để chính mìnhđược gặp mặt, chuyện trò, rồi ghi lấy những gì quan sát được, những ấn tượng,cảm xúc! Người viết chỉ còn cách sưu tầm những tư liệu còn rơi rớt lại sau bao phenbinh lửa, để rồi từ đó phác ra một số nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vậtấy. Những tư liệu gốc ở nước ta, từ thế kỷ XVIII trở về trước, hầu hết đều ghibằng chữ Hán, chữ Nôm, do đó, các tác giả phải là người am tường thứ văn tựbiểu ý ấy - như Nguyễn Tài Cẩn hay Trần Thị Băng Thanh - thì mới mong viếtra được những điều đáng tin cậy, có tính khoa học. Tất nhiên, tác phẩm được tạothành sẽ là một công trình nghiên cứu văn - sử, chứ không phải một tác phẩmký chân dung. Khi viết về cuộc đời và sự nghiệp một nhân vật cùng thời, tác giả may mắnhơn ở chỗ có thể “diện kiến, phiếm đàm” với chính nhân vật ấy. Nghề làm báo tạothuận lợi cho việc g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số chân dung của trí thức Việt Nam đương đại: Phần 1 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication DataHàm Châu Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại - Một số chân dung / Hàm Châu. - T.P. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2014. 1220tr. : chân dung ; 23 cm. 1. Trí thức -- Việt Nam. 1. Intellectuals -- Vietnam. 305.552 -- dc 23 H198-C50 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Là một nhà báo kỳ cựu đã có thâm niên tiếp xúc gần gũi các nhà khoa học và tríthức đầu ngành Việt Nam từ những năm tháng chiến tranh, tác giả Hàm Châucó thể được xem như là một trong những người có nhiều thông tin về tiến trìnhthế hệ của những người làm khoa học nước nhà. Từ những trí thức đầu đàn lậpquốc như các giáo sư Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Hoàng Minh Giám, Trần ĐạiNghĩa, Tôn Thất Tùng... đến Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tụy, Trịnh Xuân Thuận,Trần Thanh Vân và các thế hệ sau này như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, ông đềucó những quan sát kỹ lưỡng từ xa đến gần, từ sự khái quát sự nghiệp của họ chođến cuộc sống đời thường mà ông có dịp được biết. Lịch sử nền khoa học và sáng tạo Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống chưađược lấp, và cuốn sách của nhà báo Hàm Châu – Trí thức tinh hoa Việt Namđương đại – Một số chân dung – là một nỗ lực góp phần lấp đầy khoảng trốngđó. Ở đây, thái độ của một người cầu tiến và phẩm chất tinh thần “đồ Nghệ” đãgiúp tác giả vượt qua những trở ngại về tư liệu cũng như sự ít ỏi của truyềnthông khoa học kỹ thuật nhiều thập niên, để dựng nên bức tranh toàn cảnh vềkhông khí học thuật, ghép từ những chân dung khá chi tiết. 56 gương mặt được giới thiệu trong cuốn sách này tất nhiên chỉ là phần nàotrong đông đảo các trí thức người Việt đầy khao khát cống hiến, phụng sự xã hộicũng như chinh phục đỉnh cao trí tuệ. Họ không chỉ gồm các nhà khoa học, bác sĩ,kỹ sư, các nhà lý thuyết nhiều danh vọng mà còn cả những người thầy, nhữngngười nghệ sĩ. Trưởng thành và lập thân trong bối cảnh đất nước nhiều biến động,không phải lúc nào cũng sẵn điều kiện cho họ làm việc, thậm chí quá thiệt thòicho tài năng, những bậc trí thức lớn vẫn tìm cách thích nghi và vượt qua để làmđược việc, để thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt. Họ là mảngtinh hoa của đời sống hòa bình, đời sống xây dựng đất nước, để cân bằng với đờisống chiến tranh vốn dĩ đã đẩy đất nước vào tình thế phát triển bất bình thường. Từng là Tổng biên tập của báo Tổ Quốc, nhà báo Hàm Châu đã quen thuộcvới bạn đọc nhiều thập niên về những tuyến bài viết về các học giả nước nhà,cũng như các trí thức Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Với văn phong đậmchất giáo khoa, nghiêm túc và mạch lạc, Trí thức tinh hoa Việt Nam đươngđại – Một số chân dung thực sự hữu ích cho những bạn đọc trẻ cần tìm hiểuvề một hệ thống phát triển của giới trí thức, đặc biệt là mảng khoa học. Ngườiđọc sẽ tìm thấy niềm tự hào về những thế hệ người Việt đã tiếp cận nền khoahọc nhân loại, và cả những nỗi tiếc nuối về những công trình bỏ lỡ do thời cuộc.Đằng sau đó là sự hi vọng về một tương lai nước nhà, chỉ có lòng hiếu học và trithức mới đưa đất nước tiến bộ. Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đánh giá cuốn sách là “một bích họa hoànhtráng phản ánh giai đoạn lịch sử Việt Nam đương đại”. Đó cũng là một đóng gópcủa cuốn sách, cho dù như lời tác giả khiêm tốn gửi gắm: “Tất nhiên, tôi làm saođủ sức viết nổi về tất cả những trí thức tiêu biểu của nước Việt Nam đương đại.Trong sách, chỉ là một số chân dung những trí thức ít nhiều tiêu biểu mà tôi maymắn từng được gặp mặt, chuyện trò”. Nhà xuất bản Trẻ cũng hi vọng sẽ còn cónhững cuốn sách tiếp nối về các trí thức đương đại khác, trở thành nguồn cảmhứng chinh phục đỉnh cao trí tuệ cho bạn đọc nước nhà. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm này. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ ĐÔI ĐIỀU TÂM NIỆM Khi viết về thân thế, sự nghiệp một nhân vật trong quá khứ xa xăm - nhưNguyễn Trung Ngạn (1289-1370) hay Ngô Thì Sĩ (1726-1780) - các tác giả hiệnnay chẳng có phép thần thông nào làm cho mấy vị ấy sống lại, để chính mìnhđược gặp mặt, chuyện trò, rồi ghi lấy những gì quan sát được, những ấn tượng,cảm xúc! Người viết chỉ còn cách sưu tầm những tư liệu còn rơi rớt lại sau bao phenbinh lửa, để rồi từ đó phác ra một số nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vậtấy. Những tư liệu gốc ở nước ta, từ thế kỷ XVIII trở về trước, hầu hết đều ghibằng chữ Hán, chữ Nôm, do đó, các tác giả phải là người am tường thứ văn tựbiểu ý ấy - như Nguyễn Tài Cẩn hay Trần Thị Băng Thanh - thì mới mong viếtra được những điều đáng tin cậy, có tính khoa học. Tất nhiên, tác phẩm được tạothành sẽ là một công trình nghiên cứu văn - sử, chứ không phải một tác phẩmký chân dung. Khi viết về cuộc đời và sự nghiệp một nhân vật cùng thời, tác giả may mắnhơn ở chỗ có thể “diện kiến, phiếm đàm” với chính nhân vật ấy. Nghề làm báo tạothuận lợi cho việc g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trí thức tinh hoa Việt Nam Trí thức Việt Nam Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại Tác giả Hàm Châu Tạ Quang Bửu Hồ Đắc DiTài liệu liên quan:
-
Sáng tạo - Nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam
3 trang 40 0 0 -
Một số chân dung của trí thức Việt Nam đương đại: Phần 2
638 trang 32 0 0 -
6 trang 27 0 0
-
Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam: Phần 2
309 trang 25 0 0 -
111 trang 22 0 0
-
132 trang 21 0 0
-
4 trang 20 0 0
-
Trí thức Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Thế mạnh và những rào cản
10 trang 20 0 0 -
Một số đặc điểm của trí thức Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp
7 trang 19 0 0 -
Các Danh nhân y học - Giáo sư Hồ Đắc Di
9 trang 19 0 0