Giáo sư Hồ Đắc Di, sinh nǎm 1900, đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội các khoá 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Danh nhân y học - Giáo sư Hồ Đắc Di Các Danh nhân y học Giáo sư Hồ Đắc Di 1900-1984 Giáo sư Hồ Đắc Di, sinh nǎm 1900, đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đếnkhóa 5, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội các khoá 2,3,4, Hiệu trưởngTrường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốcVụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹthuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Uỷ viên Uỷ ban Trungương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huânchương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạngba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệtrẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đãđược tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. GS. từ trần ngày 25-6-1984. Giáo sư là người bác sĩ y khoa đầu tiên, người sáng lập Trường đạihọc Y Hà Nội và làm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam từ ngày thành lậptới 1984. Nǎn 1918, Giáo sư sang học tại Pháp và trở thành trợ giáo TrườngĐại học Y khoa Pa ri. Trong thời gian ở Pháp, được tiếp súc với đồng chíNguyễn ái Quốc và một số trí thức Việt Nam yêu nước khác, Giáo sư đã cảmthấy nỗi đau đớn tủi nhục của người dân mất nước và muốn đem khả nǎngcủa mình phục vụ đồng bào. Trở về Tổ quốc, Giáo sư làm bác sĩ phẫu thuậttại bệnh viện Huế và Phủ Doãn. Sau Cách mạng tháng Tám, Giáo sư đượcChủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ giao nhiều trọng trách Tổng thanh tra ytế, Tổng giám đốc Đại học vụ, Hiệu trưởng trường Đại học Y - Dược khoavà nhiều chức vụ quan trọng khác. Tuy bản thân tham gia công tác lãnh đạo,Giáo sư vẫn liên tục làm công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học... Cuộc đời và tác phẩm của GS. Hồ Đắc Di Giáo sư Hồ Đắc Di sinh nǎm1900, là một người nhân hậu, vị tha, yêunước, trọn đời hiến dâng cho cách mạng và chủ nghĩa xã hội, là một nhà yhọc và thày giáo mẫu mực. Theo lời khuyên về bác sĩ Thiroux, ngự y của triều đình Huế, gia đìnhđã chọn nghề y cho Hồ Đắc Di và đưa sang Pháp du học (1918-1932). Đầutiên, anh đến bệnh viện Cochin, học ở bệnh khoa của giáo s ư FerdinandWidal, lúc này đang là niềm tự hào của y học lâm sàng nước Pháp. Đỗ bác sĩ nội trú, Hồ Đắc Di làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh việnTenon, rồi về nước. Những mong đem trí thức khoa học cứu chữa đồng bào,nhưng khi anh về bệnh viện Huế, thực dân Pháp chỉ cho anh làm bác sĩ tậpsự. sau bị đổi về Quy Nhơn. Lúc này, ở bệnh viện Phủ Doãn, và cả Đông Dương chỉ có hai bác sĩngười Pháp là Leroy des Barres (Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa HàNội) và Cartoux độc quyền phẫu thuật. Là giảng viên đại học y (chargé decours), bác sĩ Hồ Đắc Di đấu tranh mãi mới được phép mổ xẻ. Hồi ở Paris,Hồ Đắc Di đã được gặp nhà yêu nước Nguyễn ái Quốc đến trụ sở Hội sinhviên (số nhà 15 phố Sommerard, thuộc Khu la tinh), và cùng sinh viên đi bánbáo Le Paria cho quần chúng lao động. Làm việc dưới quyền bọn htực dân, bác sĩ Hồ Đắc Di thấy uất ức vàtủi nhục: Là thày thuốc mà tôi như là một người bệnh: người bệnh về tâmhồn . Nhà trí thức yêu nước đón mừng Tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945 vớinhận thức: ... Tất cả những ai trải qua những ngày nhọc nhằn, day dứt vềlương tâm dưới chế độ cũ ắt sẽ lao vào cơn lốc của cách mạng, mỗi khi ánhlửa của nó rọi sáng tâm hồn. Đối với những người trí thức cũ thì sự đổi đờibắt đầu từ sự chọn lựa nơi mà lương tâm mình được yên ổn nhất (Hồi ký). Sau Cách mạng thánh 8-1945, giáo sư Hồ Đắc Di gánh vác nhiềutrọng trách như Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, giám đốc Bệnh việnĐồn Thuỷ, Tổng thanh tra y tế, Tổng Giấm đốc Đại học vụ. Và khi khángchiến toàn quốc bùng nổ, giáo sư cùng gia đình tản cư rời khỏi thủ đô. Ngày 6-10-1947, Trường Đại học Y kháng chiến khai giảng tại ChiêmHóa, Tuyên Quang, trường có hai giáo sư và 11 sinh viên xung phong. Mộtngày sau lễ khai giảng, Pháp nhảy dù Bắc Cạn, đốt nhà giáo sư, vác loa gọiđích danh: Bác s ĩ Di, Bác sĩ Tùng về làm việc với chính phủ Pháp, sẽ đượctrọng đãi . Nhưng giáo sư kiên quyết: Chết thì chết, không để bọn Phápbắt lại . Giáo sư Hồ Đắc Di thuộc lớp những bác sĩ đầu tiên của trường đại họcy dưới chế độ mới. GS. là chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Y học Việt Nam vàđương nhiệm cho đến khi qua đời, nǎm 1984. Di sản khoa học quý giá của Giáo sư Hồ Đắc Di gồm mấy chục tiểuluận, diễn vǎn, bài giảng, lời phát biểu, Trường Đại học Y Hà Nội đã tậptrung thành mấy tập để lưu, một số ít bài đã đǎng báo. Trong kháng chiến chống Pháp, giáo sư đã trước tác những công trìnhcó giá trị khoa học và tư tưởng như: Diễn vǎn của tổng giám đốc Đại học vụngày khai giảng trường đại học nǎm 1947, Bàn về vǎn hoá và tinh thần khoahọc (30-11-1948); Diễn vǎn trong lễ khai mạc Hội nghị y tế toàn quốc(1949); Bài giảng sinh học và bệnh học đại cương (5-1950)... Trở về Hà Nội, giáo sư biên soạn: Y học dưới ánh sáng chủ ...