Một số đặc điểm của yếu tố Hán trong tiếng Nhật - qua cách nhìn đối chiếu với yếu tố Hán trong tiếng Việt
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm của yếu tố Hán trong tiếng Nhật - qua cách nhìn đối chiếu với yếu tố Hán trong tiếng Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 30 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA YẾU TỐ HÁN TRONG TIẾNG NHẬT - QUA CÁCH NHÌN ĐỐI CHIẾU VỚI YẾU TỐ HÁN TRONG TIẾNG VIỆT Trần Kiều Huế1 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóa chữ Hán, trong quá trình tiếp xúc với đất nước này trên nhiều phương diện từ trong lịch sử cho đến tận ngày nay, cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản đều tiếp nhận vào trong hệ thống từ vựng của mình lượng lớn các từ Hán, ở tiếng Nhật là âm, nghĩa và chữ viết; ở tiếng Việt hiện đại là âm và nghĩa. Đặc điểm và mức độ đồng hóa của lớp từ Hán trong cả hai ngôn ngữ có những điểm chung nhất định bởi tính phổ quát của hiện tượng vay mượn từ vựng nói chung và một số điểm gần nhau trong lịch sử tiếp xúc với dân tộc Hán, nền văn hóa Hán. Bên cạnh đó, những đặc điểm khác biệt nảy sinh trong quá trình tiếp xúc, cùng với sự khác biệt mang tính đặc thù về vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, loại hình ngôn ngữ ... đã tạo ra nhiều nét khác biệt trên cả ba phương diện giữa hai lớp từ vay mượn cùng nguồn gốc trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Từ khóa: đặc điểm, đối chiếu, yếu tố Hán, tiếng Nhật, tiếng Việt 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ảnh hưởng của các yếu tố Hán trong ngôn ngữ Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam… rất rõ rệt. Mặc dù liên tục bị đồng hóa, song trong kho tàng từ vựng của các nước này vẫn còn hàng loạt từ vay mượn nguyên gốc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm các yếu tố Hán trong tiếng Nhật trong hai trường hợp: 1) trường hợp vay mượn từ Hán khi đã có từ thuần Nhật tương đương; 2) trường hợp vay mượn từ 1 Nhận bài ngày 07.04.2016 gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. Liên hệ tác giả: Trần Kiều Huế; Email: kieuhue@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 31 Hán khi không có từ thuần Nhật tương đương trong cách nhìn đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt của tiếng Việt. 2. NỘI DUNG 2.1. Trường hợp vay mượn từ Hán khi không có từ thuần Nhật mang nghĩa tương đương Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, với những đặc thù riêng do được đồng hóa ở các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa, các yếu tố Hán đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng Nhật (trong tiếng Nhật, các từ Hán chiếm 47,5%), trong cuộc sống hàng ngày trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể thấy, tiếng Nhật chịu ảnh hưởng rất lớn từ tiếng Hán qua con đường sách vở. Chẳng hạn, tiếng Nhật vào khoảng thời gian từ thế kỉ IX và X được cho là chưa đủ phong phú để diễn đạt được hết những khái niệm trừu tượng, nên chưa thể thoát li khỏi tiếng Trung Hoa [6, tr.192]. Do đó, trong tiếng Nhật xuất hiện các từ Hán (dưới đây, gọi là từ Hán - Nhật) biểu hiện các khái niệm mới mà tiếng Nhật chưa có từ để biểu thị. Thường xuất hiện nhiều trong tiếng Nhật là các danh từ Hán - Nhật biểu hiện các khái niệm trừu tượng, bổ sung sự thiếu hụt trong hệ thống từ vựng. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra các kết quả khảo sát và phân tích đối với các yếu tố Hán - Nhật (tương ứng với một chữ Hán có cách đọc theo âm Hán - Nhật và có thể là từ hoặc chỉ là yếu tố tạo từ trong tiếng Nhật) và lớp từ Hán - Nhật có một chữ Hán, tương đương với từ Hán - Việt đơn tiết, nhưng do đặc thù của tiếng Nhật nên dưới đây chúng tôi gọi là từ Hán - Nhật đơn tự. Các nhóm từ như nhóm từ chỉ chất liệu/vật chất cũng được bổ sung rất nhiều các từ cơ bản như 金 kim, 銀 ngân, 銅 đồng, 鉄 thiết, 酸 toan bên cạnh những từ từ thuần Nhật sẵn có như [ishi] (石 “đá”), [iwa] (岩 “đá”) nên hai yếu tố Hán 石 thạch, 岩 nham mang nghĩa tương đương “đá” không trở thành từ mà chỉ là yếu tố tạo từ trong tiếng Nhật. Theo nguyên tắc, vay mượn từ vựng chủ yếu diễn ra trong một ngôn ngữ bất kì là do sự thiếu hụt từ vựng. Sự du nhập của các từ Hán - Nhật cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Chẳng hạn, ngoài các từ biểu hiện các khái niệm liên quan đến tư duy, tư tưởng của nền văn minh Trung Hoa, lượng lớn các từ biểu thị những khái niệm liên quan đến đời sống hàng ngày cũng được đưa vào tiếng Nhật, đặc biệt là nhóm các động từ Hán - Nhật đơn tự. Lí do du nhập các từ này với số lượng tương đối lớn là để khắc phục nhược điểm chỉ biểu thị các khái niệm rất trừu tượng (đa nghĩa) - vốn là đặc điểm của động từ thuần Nhật. Ví dụ: TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 32 - Động từ 罰する phạt (trong 違反者を罰する: phạt người vi phạm) biểu thị khái niệm không có từ thuần Nhật tương đương. Trong từ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Yếu tố Hán Yếu tố Hán trong tiếng Nhật Yếu tố Hán trong tiếng Việt Văn hóa Trung Hoa Văn hóa chữ HánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 389 0 0 -
Trung Quốc hiện đại hóa giáo dục đến năm 2035
12 trang 35 0 0 -
Tiểu luận đề tài: Thành tựu của văn hóa Trung Hoa thời kỳ trung đại
23 trang 28 0 0 -
Hình ảnh con lợn trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (từ góc nhìn văn hóa nông nghiệp)
16 trang 27 0 0 -
558 trang 27 0 0
-
5000 năm Trung Hoa - Kinh điển văn hóa (Tập 3): Phần 2
350 trang 22 0 0 -
Chiếc quạt trong văn hóa Trung Hoa
5 trang 21 0 0 -
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Mọi vật ngang nhau
25 trang 18 0 0 -
Yếu tố văn hóa Trung Hoa trong việc đào tạo tiếng Hán cho người Việt
10 trang 18 0 0 -
Văn hóa Trung Hoa - Mệnh, mộ phong thủy yếu quyết
568 trang 18 0 0 -
CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA
8 trang 18 0 0 -
Tìm hiểu về giải mã văn học từ mã văn hóa: Phần 1
190 trang 17 0 0 -
Tác phẩm của Lỗ Tấn - nhan đề và thể loại
7 trang 17 0 0 -
4 trang 17 0 0
-
Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam
11 trang 16 0 0 -
10 trang 16 0 0
-
5000 năm Trung Hoa - Kinh điển văn hóa (Tập 1): Phần 1
317 trang 16 0 0 -
5000 năm Trung Hoa - Kinh điển văn hóa (Tập 4): Phần 3
291 trang 16 0 0 -
Giáo trình Văn hóa phương Đông: Phần 2
111 trang 15 0 0 -
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3: Phép dưỡng sinh
5 trang 15 0 0