Danh mục

Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.40 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính cách và khí chất của con người được hình thành và phát triển chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: Hoàn cảnh môi trường, những đặc điểm bẩm sinh di truyền, hoạt động của cá nhân... Vì vậy mỗi cá nhân sẽ có kiểu tính cách và khí chất đặc trưng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, ngoài những đặc điểm do bẩm sinh di truyền thì yếu tố văn hóa, truyền thống tâm lý dân tộc góp phần tạo nên đặc thù trong tính cách và khí chất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 133-142 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÍ CHẤT VÀ TÍNH CÁCH TRONG NHÂN CÁCH SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG Nguyễn Hải Thanh Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang1. Mở đầu Tính cách và khí chất của con người được hình thành và phát triển chịu sự chiphối của nhiều yếu tố khác nhau như: Hoàn cảnh môi trường, những đặc điểm bẩmsinh di truyền, hoạt động của cá nhân. . . Vì vậy mỗi cá nhân sẽ có kiểu tính cáchvà khí chất đặc trưng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, ngoài những đặc điểm do bẩm sinhdi truyền thì yếu tố văn hóa, truyền thống tâm lý dân tộc góp phần tạo nên đặcthù trong tính cách và khí chất. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìmhiểu biểu hiện một số đặc điểm tính cách, khí chất của sinh viên dân tộc ít ngườiTrường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề tính cách khí chất Năm 1947, nhà tâm lý học người Anh H.J.Eysenck đã tiến hành nghiên cứuvề tính cách con người. Năm 1964, ông và các cộng sự tiến hành xây dựng “Bảngnghiệm kê nhân cách của Eysenck”, đó là sự phát triển của “Bảng nhân cách củaMaudsley” (Maudsley Personality Inventory) để đo ba nhân tố chính là Tính hướngnội, Tính hướng ngoại và Tính thần kinh. Bảng kiểm kê nhân cách đa diện Minnesota lần đầu được ra đời vào năm 1943,do các nhà tâm lý Đại học tổng hợp Minnesota của Mỹ soạn thảo. Năm 1960, bảngkiểm kê này được xây dựng đầy đủ 550 câu hỏi nghiên cứu về nhiều mặt nhân cách,trong đó gồm một số câu hỏi nghiên cứu về tính cách. Gần đây, tác giả Long Tử Dân người Trung Quốc đã xây dựng một hệ thốngtrắc nghiệm nghiên cứu về tính cách và khí chất. Trắc nghiệm này đã được Việt hóavà được đưa vào sử dụng ở Việt Nam [2]. Ở Việt Nam: Một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu về tính cách dân tộc Việtnhư: Nguyễn Hồng Phong trong cuốn “Tìm hiểu tính cách dân tộc”, Nxb Khoa học 133 Nguyễn Hải Thanhxã hội, năm 1963. Vũ Hạnh với tác phẩm: “Người Việt cao quý”, Nxb Lạc Việt, SàiGòn, năm 1965. Năm 1966, Đoàn Quốc Sỹ trong cuốn sách: “Người Việt đáng yêu”Nxb Sáng tạo Sài Gòn 1966 cho thấy đặc điểm chung trong tính cách của ngườiViệt: Cần cù, yêu lao động, kiên trì, giàu truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòabình, tính đoàn kết cao, lạc quan [4,5,6]... Như vậy, có thể thấy người Việt có tínhcách và khí chất linh hoạt, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới.2.2. Khái niệm nhân cách, tính cách, khí chất Theo tác giả Trần Trọng Thủy, từ năm 1949, G.Allport đã dẫn ra hơn 50 địnhnghĩa khác nhau về nhân cách [3;130]. Ở Việt Nam, khái niệm nhân cách được nhiềungười thừa nhận là định nghĩa nhân cách của tác giả Nguyễn Quang Uẩn: Nhân cáchlà tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắcvà giá trị xã hội của con người [7;155]. Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệthống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cáchnói năng tương ứng [7;175]. Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, nhịpđộ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cánhân [7;177].2.3. Đặc điểm nhân cách và một số yếu tố ảnh hưởng tới tính cách, khí chất Đặc điểm nhân cách được hiểu là đặc điểm tương đối bền vững của hành vicon người, lặp đi lặp lại trong những hoàn cảnh khác nhau [2]. Tác giả NguyễnQuang Uẩn cho rằng nhân cách con người bao gồm hai phần: Những phẩm chất đạođức và Tài (hay còn gọi là Tài năng) [7; 159]. - Những phẩm chất đạo đức bao gồm: Phẩm chất xã hội, Phẩm chất cá nhân,Phẩm chất ý chí và Cung cách ứng xử. - Tài năng bao gồm: Năng lực xã hội hóa, Năng lực chủ thể hóa, Năng lựchành động, Năng lực giao tiếp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính cách và khí chất sinh viên dân tộc ít người,bao gồm các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. - Yếu tố khách quan như: Giáo dục, môi trường, các yếu tố do bẩm sinh ditruyền. . . Trong đó yếu tố tâm lý, truyền thống của dân tộc, giáo dục của gia đìnhcó ảnh hưởng nhiều nhất đến tích cách và khí chất của họ. - Yếu tố chủ quan như: Hoạt động của cá nhân, đặc điểm về mặt cá thể. . .Trong đó, yếu tố hoạt động của cá nhân sẽ quyết định trực tiếp đến kiểu hình khíchất và tính cách mỗi sinh viên dân tộc ít người.134 Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người...2.4. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi đo nghiệm trong năn học 2009 - 2010 bằng trắc nghiệm và phiếutrưng cầu ý kiến trên 129 sinh viên dân tộc ít người đang học ...

Tài liệu được xem nhiều: