Danh mục

Một số dẫn liệu về khu hệ thú khu vực rừng phòng hộ và đặc dụng Hòn Đất - Kiên Hà, tỉnh Kiên Giang

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.54 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ The John D. and Catherine T. MacArthur Foundation thông qua dự án cho Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (CBD), Viện Sinh học Nhiệt đới. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số dẫn liệu về khu hệ thú khu vực rừng phòng hộ và đặc dụng Hòn Đất - Kiên Hà, tỉnh Kiên GiangHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ KHU HỆ THÚ KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘVÀ ĐẶC DỤNG HÒN ĐẤT - KIÊN HÀ, TỈNH KIÊN GIANGVŨ LONG, TRẦN VĂN BẰNG, HOÀNG MINH ĐỨCViện Sinh học Nhiệt đớiRừng phòng hộ và đặc dụng (RPH & ĐD) Hòn Đất - Kiên Hà được chính thức thành lậpngày 25/2/2009 theo Quyết định số 468/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang, trên cơ sở hợpnhất Ban Quản lý Rừng phòng hộ và Đặc dụng Kiên - Hà - Hải và Ban Quản lý rừng phòng hộHòn Đất. Với diện tích quản lý 20.264ha, trải dài ở Hà Tiên đến Rạch Giá, RPH & ĐD Hòn Đất- Kiên Hà có nhiều dạng sinh cảnh độc đáo như sinh cảnh trên hệ thống núi đá vôi, sinh cảnh hảiđảo trên các đảo và quần đảo, sinh cảnh rừng ngập mặn ven biển, sinh cảnh rừng thường xanh...Sự đa dạng về sinh cảnh tạo điều kiện cho nhiều loài động thực vật phát triển, tạo nên một hệsinh vật độc đáo và đa dạng nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu hệ thú tại đây là một vídụ tiêu biểu với nhiều loài thú quý hiếm như Voọc bạc đông dương Trachypithecus germaini, cáheo Irrawaddy (cá nược) Orcaella breviostris, bò biển Dugong dugon... Tuy nhiên, do cácchương trình điều tra, nghiên cứu khu hệ thú tại khu vực này đều được thực hiện từ trước năm2009, khi chưa thành lập RPH & ĐD Hòn Đất - Kiên Hà, nên thông tin về thành phần loài cũngnhư khu vực phân bố của một s ố loài thú còn cần được bổ sung và cập nhật. Trên cơ sở đó,chúng tôi tiến hành khảo sát khu hệ thú RPH & ĐD Hòn Đất - Kiên Hà, nhằm bổ sung thôngtin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tính đa dạng khu hệ thú của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu nàyđược tài trợ bởi Quỹ The John D. and Catherine T. MacArthur Foundation thông qua dự án choTrung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (CBD), Viện Sinh học Nhiệt đới.I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTừ năm 2009 đến năm 2011 đã tiến hành 4 đợt khảo sát thực địa tại phần diện tích đượcđánh giá là quan trọng và ít bị tác động của RPH & ĐD Hòn Đất -Kiên Hà, bao gồm tất cả cácnúi đá vôi tại huyện Kiên Lương, các đảo lớn của quần đảo Bà Lụa và khu vực núi đất Bình An.Đợt 1: từ 10/10 đến 22/10/2009; Đợt 2: từ 16/6 đến 25/6/2010; Đợt 3: từ 7/11 đến 14/11/2010;Đợt 4: từ 4/4 đến 12/4/2010. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm:- Khảo sát theo tuyến: Đi dọc theo các tuyến đường mòn trong RPH & ĐD Hòn Đất - KiênHà. Tốc độ di chuyển trung bình khoảng 2 km/h. Tất cả các loài thú nhỏ bắt gặp trên tuyến khảosát sẽ được quan sát bằng ống nhòm, chụp ảnh, ghi nhận lại tọa độ và định danh tại chỗ (ít nhấttới giống). Thời gian tiến hành khảo sát: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 15h30. Quaba đợt khảo sát, tổng cộng đã tiến hành 9 tuyến khảo sát với tổng chiều dài tuyến là 50,2 km.- Khảo sát bằng thuyền: Sử dụng thuyền đánh cá gần bờ (loài thuyền nhỏ, động cơ ít tiếngồn) của ngư dân để khảo sát và ghi nhận các loài thú biển dọc theo đường bờ biển của khu vựcRPH & ĐD Hòn Đất - Kiên Hà và các đảo trực thuộc (bao gồm đảo Hòn Lô Cốc, đảo Hòn ĐầmDương, đảo Hòn Đá Bạc, đảo Hòn Nghệ và vùng biển quanh các đảo nhỏ thuộc Quần đảo BàLụa). Tập trung khảo sát ở các bãi cỏ biển và khu vực người dân thường bắt gặp các loài thú biển.- Đặt bẫy kiểm kê thành phần các loài thú nhỏ: Sử dụng 10 bẫy lồng kích thước 17cm x17cm x 26cm để bẫy bắt các loài thú nhỏ thuộc bộ Gặm nhấm, bộ Ăn côn trùng, bộ Nhiềurăng... Tiến hành đặt bẫy tại các địa điểm nghi ngờ có sự hiện diện của các loài thú nhỏ như cácthân cây đổ, hốc đá, đường mòn trong rừng, ven suối... Mồi là chuối chín rục, mít khô, cá khô.Thời gian kiểm bẫy: 6h30 sáng, 17h30 chiều. Các cá thể bẫy bắt được sẽ được mô tả theo thứ175HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4tự: màu lông lưng, màu lông bụng, dạng lông, dạng đuôi… sau đó, tiến hành chụp hình và đocác chỉ tiêu cần thiết để định danh.- Lưới mờ và bẫy thụ cầm: Sử dụng lưới mờ (loại mắt lưới 3 cm với ba dạng kích thước: 3mx 6m, 1,5m x 9m, 2m x 4m),ẫyb thụ cầm (kích cỡ 1,2m x1,5m), được sử dụng để khảo sátnhóm dơi. Ngoài thực địa, tiế n hành mô tả các cá thể thu được theo thứ tự: lông, màng cánh,màng gian đùi, kích thước, giới tính, nhóm tuổi… Sau đó, các mẫu dơi sẽ được chụp hình và đođạc các chỉ tiêu cần thiết để định danh. Mỗi loài thu từ hai đến ba mẫu đại diện.- Điều tra phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số hộ dân tại ấp Ba Trại, ngư dânvà một số cán bộ kiểm lâm làm việc tại RPH & ĐD Hòn Đất -Kiên Hà. Sử dụng các poster, tàiliệu in hình ảnh, đặc điểm các loài thú để hỗ trợ phỏng vấn.- Định danh các loài thú: Sử dụng các tài liệu [1, 2, 7, 10,11]. Danh pháp khoa học và trậttự phân loại theo [11]. Tên tiếng Việt theo [3].II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Thành phần loàiTrong thời gian khảo sát thực địa đã ghi nhận trực tiếp 26 loài. Qua điều tra cán bộ kỹthuật, người dân, thợ săn trong khu vực, 2 loài khác được xác định chắc chắn có phân bố ở RPH& ĐD Hòn Đất -Kiên H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: