Danh mục

Một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.03 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết nghiên cứu này, tác giả khái quát một số quan điểm về chất lượng, chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 10, pp. 27-33 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Phạm Minh Mục1 Tóm tắt. Chất lượng giáo dục là vấn đề đang được quan tâm trên toàn thế giới. Để có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục, cần phải hiểu về bản chất và các thành tố của đảm bảo chất lượng. Qua đó có thể vận dụng đồng bộ các các giải phảm quản lý chất lượng nhằm hướng tới đảm bảo chất lượng trong hệ thống giáo dục quốc gia. Từ khóa: Chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục. 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện được mục tiêu trên vấn đề cốt lõi là đảm bảo chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, thế nào là đảm bảo chất lượng giáo dục và làm thế nào để đảm bảo chất lượng giáo dục là vấn đề cần được nghiên cứu và tìm ra giải pháp thực hiện. Nghiên cứu này, tác giả tập trung đưa ra một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2. Chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục Vấn đề về chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Có thể khái quát một số quan điểm về chất lượng, chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục như sau: 2.1. Chất lượng Những nghiên cứu đầu tiên về chất lượng liên qua nhiều đến khía cạnh sản xuất và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tài và phát triển thì phải cạnh tranh với các tổ chức, doanh nghiệp khác. Và để tồn tại, phát triển thì sản phẩm của họ làm ra phải được người tiêu dùng chấp nhận. Vì thế, từ đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học về quản lý sản xuất kinh doanh đã rất quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng. Có thể nêu ra ở đây một số quan điểm về chất lượng, theo W.E. Deming cho rằng, chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận; J.M. Juran nói, chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng; A. Feigenbaum khẳng định, chất lượng là những đặc điểm tổng Ngày nhận bài: 15/08/2017. Ngày nhận đăng: 27/09/2017. 1 Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; e-mail: phamminhmuc@yahoo.com. 27 Phạm Minh Mục JEM., Vol. 9 (2017), No. 10. hợp của sản phẩm, dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Với tiêu chuẩn ISO 9000:2000 khái niệm này được định nghĩa: chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm hệ thống hoặc quá trình thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Còn theo tổ chức bộ trưởng các nước Đông Nam Á (SEAMEO): Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu. Dựa trên các quan điểm trên, tôi cho rằng, chất lượng được hiểu là sự phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu ở đây được xác định dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường, nhu cầu của xã hội; dựa trên cơ sở pháp lý, điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. 2.2. Chất lượng giáo dục Trong giáo dục, các hoạt động giáo dục đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín, đầu ra của hoạt động trước là đầu vào của hoạt động sau. Vì thế, hoạt động giáo dục trước có chất lượng là điều kiện cần cho hoạt động giáo dục sau có chất lượng và đầu ra có chất lượng; một trong các hoạt động giáo dục không đảm bảo chất lượng, đầu ra của cả quá trình rất khó hoặc không thể đạt chuẩn đầu ra. Như vậy, tất cả các hoạt động có chất lượng thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng. Chất lượng giáo dục được thể hiện ở chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, là chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình và chất lượng đầu ra được đặt trong bối cảnh cụ thể. Chất lượng giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được của người học về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ; khả năng thích ứng trong môi trường mới và khả năng tìm được vị trí việc làm trong tương lai. Vì vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp năng lực của học sinh với chuẩn đầu ra của một quá trình hay một chương trình giáo dục. 2.3. Đảm bảo chất lượng giáo dục Trên quan điểm về đảm bảo chất lượng trong quản lý kinh tế, Đảm bảo chất lượng trong giáo dục có thể hiểu là hình thức quản lý chất lượng được thực hiện trước và trong quá trình giáo dục. Đảm bảo chất lượng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện sai sót trong quá trình giáo dục tránh tạo ra những “sản phẩm giáo dục” có chất lượng thấp. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 xác định: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong một hệ chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo chất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: