Danh mục

Một số giải pháp gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.47 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học" chỉ ra một số giải pháp mang lại thành công như tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nguyễn Chí Đạt Phòng Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: nguyenchidat@ufm.edu.vn Tóm tắt: Quan hệ gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là vấn đề khó đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực và thực hiện các giải pháp phù hợp. Kinh nghiệm đã chỉ ra một số giải pháp mang lại thành công như tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học, tăng cường hoạt động đào tạo của các viện/trung tâm nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu, phát triển quan hệ liên kết viện - trường - doanh nghiệp, mở rộng quan hệ quốc tế về gắn kết đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học. Từ khóa: gắn kết đào tạo với nghiên cứu, nghiên cứu khoa học, đào tạo 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học. Trong xu thế hội nhập và phát triển, các trường đại học cần phải linh hoạt trong việc nghiên cứu khoa học, thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và có sự gắn kết giữa nghiên cứu, giảng dạy cũng như phù hợp với nhu cầu của thực tế, của doanh nghiệp, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng với nhu cầu thực tế theo xu thế vận động và phát triển của xã hội. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu theo xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết 42 giữa nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp. Sự hợp tác giữa các bên sẽ mang lại lợi ích cộng hưởng cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia); thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát triển doanh nghiệp và quản trị. 2. THỰC TRẠNG Trong quá trình phát triển của trường, khoa Công nghệ Thông tin (CNTT), lực lượng giảng viên đã nhận thức sâu sắc phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu khoa học và đổi mới, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong công tác đào tạo, đào tạo phải gắn liền với thực tiễn xã hội, đặc biệt quan tâm tới công tác thực hành, thực tập nhằm gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn công việc. Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thực hành, thực tập; tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động doanh nghiệp. Nghiên cứu khoa học trong những năm qua đã tăng về số lượng và chất lượng, từng bước gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và hướng đến phục vụ xã hội; gắn kết các loại đề tài thực tập, đề tài tốt nghiệp, tạo ra sức mạnh phát triển. Mục tiêu và nội dung của các đề tài nghiên cứu khoa học đã tập trung vào nghiên cứu những vấn đề mà xã hội có nhu cầu. Tuy nhiên, cần đổi mới phương pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo hướng tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn cao; là nhu cầu mà xã hội đang cần; bám sát định hướng KHCN của ngành, của các địa phương; ưu tiên khuyến khích đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo. Từ đó viên chức, người lao động và người học chủ động tìm kiếm những ý tưởng khoa học để thúc đẩy, đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên, giảng viên cần phải chủ động đặt mục tiêu và xây dựng, thực hiện kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu là những nhóm dẫn đầu các hoạt động nghiên cứu. Các nhóm nghiên cứu mạnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: