Một số giải pháp gắn kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 667.29 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu trình bày các giải pháp quan trọng mang tính đột phá là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác và sự gắn kết giữa các trường ĐH, Viện NC và Doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU và các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... đều cho thấy mối quan hệ giữa trường ĐH, Viện NC và Doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng của nền kinh tế tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp gắn kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ DOANH NGHIỆP GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và cộng sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh kinh tế phát triển và hội nhập nhập hiện nay, rất nhiều vấn đề được đặt ra cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong một thời gian dài, Việt Nam phát triển dựa trên hai yếu tố chính là vốn và lao động. Tuy nhiên, hiện nay, hai yếu tố này đã không còn là lợi thế cạnh tranh đủ lớn để giúp kinh tế Việt Nam tạo ra đột phá trong quá trình phát triển. Nguồn tài nguyên đã dần cạn kiệt do quá trình khai thác để tạo vốn cho quá trình phát triển. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn, năng suất lao động cao hơn sau một thời gian dài sử dụng nguồn lao động phổ thông giá rẻ. Thực trạng đó đòi hỏi phải có sự thay đổi thực sự về chất trong hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự tương tác giữa các đơn vị thực hiện những chức năng nói trên. Đảng ta đã xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển KHCN được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Một trong các giải pháp quan trọng mang tính đột phá là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác và sự gắn kết giữa các trường ĐH, Viện NC và Doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU và các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... đều cho thấy mối quan hệ giữa trường ĐH, Viện NC và Doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng của nền kinh tế tri thức. 2. CÁC HÌNH THỨC VÀ MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các trường ĐH và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính, giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động (Carayon, 2003; Gibb & Hannon, 2006; Storm, 2008; Razvan & Dainora, 2009). 47 LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Mô hình hợp tác giữa nhà trường và DN Mô hình dưới đây đã diễn đạt một cách khái quát về những mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố khác nhau trong hệ sinh thái trong đó mối quan hệ giữa nhà trường và các DN diễn ra dưới bất cứ hình thức nào. Mô hình này cho thấy các hoạt động hợp tác ấy đã bị ảnh hưởng hay tác động như thế nào từ các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này tác động từ dưới lên và có thể nêu ra như sau: Ở cấp độ hành động – nơi những hành động kích thích mối quan hệ hợp tác này diễn ra. Đây là nơi chứa đựng bốn cột trụ qua đó các hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng đến phạm vi và mức độ của mối quan hệ giữa nhà trường và DN. Đồng thời, ở cấp độ hành động, phải xem xét đến vai trò của các bên liên quan chủ yếu, bao gồm trường ĐH, nhà nước và các DN. Trường ĐH được hiểu là bao gồm (i) giới hàn lâm, tức những người giảng dạy và nghiên cứu chuyên nghiệp, (ii) giới quản lý, và (iii) giới chuyên gia đang làm ở các DN và tham gia vào một số hoạt động chuyên môn của nhà trường. Ở cấp độ các nhân tố – nơi những nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực hợp tác giữa nhà trường và DN cần được cân nhắc trong bất kỳ thử nghiệm nào nhằm tác động đến mối quan hệ này. Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác nhà trường và DN có thể là nhận thức về lợi ích, động lực và rào cản đối với quan hệ này, cũng như các nhân tố tình thế tạo thuận lợi hay gây cản ngại cho quan hệ ấy. Ở cấp độ kết quả – nơi mà phạm vi, mức độ của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN có thể nhìn thấy được. Nhìn vào kết quả, có thể thấy tám hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN là: hợp tác trong nghiên cứu; lưu chuyển các nhà khoa học, SV; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; giáo dục suốt đời; hỗ trợ sáng nghiệp và quản trị tổ chức. Ở cấp độ sản phẩm: Qua hợp tác với DN, GDĐH cuối cùng đã đóng góp những sản phẩm gì cho xã hội? Tạo ra kiến thức mới (thông qua nghiên cứu, thể hiện qua sáng chế, phát minh, bài báo khoa học), thúc đẩy sản xuất (qua chuyển giao công nghệ, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức), cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng (thông qua đào tạo, thể hiện qua số SV tốt nghiệp có việc làm) như thế nào? Ở cấp độ tác động: Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN đã tác động đến tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô như thế nào? Những sản phẩm mà quan hệ nhà trường và DN tạo ra có làm thay đổi phương thức sản xuất hay cách thức mà xã hội này đang tồn tại và nền kinh tế này đang vận hành? 48 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Về tám hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN Như đã nêu khái quát ở phần trên, xét ở cấp độ kết quả, chúng ta thấy có nhiều hình thức hợp tác đa dạng giữa nhà trường và DN. Dưới đây là miêu tả các hình thức hợp tác này, mà các trường có thể xem như một gợi ý trong việc xây dựng chiến lược. (1) Hợp tác trong nghiên cứu: Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và DN, nhưng thực tế còn diễn ra rất khiêm tốn trong giới hàn lâm. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà giới hàn lâm và các DN cùng tiến hành. Các trường có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp gắn kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ DOANH NGHIỆP GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và cộng sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh kinh tế phát triển và hội nhập nhập hiện nay, rất nhiều vấn đề được đặt ra cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong một thời gian dài, Việt Nam phát triển dựa trên hai yếu tố chính là vốn và lao động. Tuy nhiên, hiện nay, hai yếu tố này đã không còn là lợi thế cạnh tranh đủ lớn để giúp kinh tế Việt Nam tạo ra đột phá trong quá trình phát triển. Nguồn tài nguyên đã dần cạn kiệt do quá trình khai thác để tạo vốn cho quá trình phát triển. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn, năng suất lao động cao hơn sau một thời gian dài sử dụng nguồn lao động phổ thông giá rẻ. Thực trạng đó đòi hỏi phải có sự thay đổi thực sự về chất trong hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự tương tác giữa các đơn vị thực hiện những chức năng nói trên. Đảng ta đã xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển KHCN được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Một trong các giải pháp quan trọng mang tính đột phá là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác và sự gắn kết giữa các trường ĐH, Viện NC và Doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU và các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... đều cho thấy mối quan hệ giữa trường ĐH, Viện NC và Doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng của nền kinh tế tri thức. 2. CÁC HÌNH THỨC VÀ MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các trường ĐH và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính, giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động (Carayon, 2003; Gibb & Hannon, 2006; Storm, 2008; Razvan & Dainora, 2009). 47 LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Mô hình hợp tác giữa nhà trường và DN Mô hình dưới đây đã diễn đạt một cách khái quát về những mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố khác nhau trong hệ sinh thái trong đó mối quan hệ giữa nhà trường và các DN diễn ra dưới bất cứ hình thức nào. Mô hình này cho thấy các hoạt động hợp tác ấy đã bị ảnh hưởng hay tác động như thế nào từ các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này tác động từ dưới lên và có thể nêu ra như sau: Ở cấp độ hành động – nơi những hành động kích thích mối quan hệ hợp tác này diễn ra. Đây là nơi chứa đựng bốn cột trụ qua đó các hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng đến phạm vi và mức độ của mối quan hệ giữa nhà trường và DN. Đồng thời, ở cấp độ hành động, phải xem xét đến vai trò của các bên liên quan chủ yếu, bao gồm trường ĐH, nhà nước và các DN. Trường ĐH được hiểu là bao gồm (i) giới hàn lâm, tức những người giảng dạy và nghiên cứu chuyên nghiệp, (ii) giới quản lý, và (iii) giới chuyên gia đang làm ở các DN và tham gia vào một số hoạt động chuyên môn của nhà trường. Ở cấp độ các nhân tố – nơi những nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực hợp tác giữa nhà trường và DN cần được cân nhắc trong bất kỳ thử nghiệm nào nhằm tác động đến mối quan hệ này. Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác nhà trường và DN có thể là nhận thức về lợi ích, động lực và rào cản đối với quan hệ này, cũng như các nhân tố tình thế tạo thuận lợi hay gây cản ngại cho quan hệ ấy. Ở cấp độ kết quả – nơi mà phạm vi, mức độ của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN có thể nhìn thấy được. Nhìn vào kết quả, có thể thấy tám hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN là: hợp tác trong nghiên cứu; lưu chuyển các nhà khoa học, SV; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; giáo dục suốt đời; hỗ trợ sáng nghiệp và quản trị tổ chức. Ở cấp độ sản phẩm: Qua hợp tác với DN, GDĐH cuối cùng đã đóng góp những sản phẩm gì cho xã hội? Tạo ra kiến thức mới (thông qua nghiên cứu, thể hiện qua sáng chế, phát minh, bài báo khoa học), thúc đẩy sản xuất (qua chuyển giao công nghệ, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức), cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng (thông qua đào tạo, thể hiện qua số SV tốt nghiệp có việc làm) như thế nào? Ở cấp độ tác động: Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN đã tác động đến tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô như thế nào? Những sản phẩm mà quan hệ nhà trường và DN tạo ra có làm thay đổi phương thức sản xuất hay cách thức mà xã hội này đang tồn tại và nền kinh tế này đang vận hành? 48 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Về tám hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN Như đã nêu khái quát ở phần trên, xét ở cấp độ kết quả, chúng ta thấy có nhiều hình thức hợp tác đa dạng giữa nhà trường và DN. Dưới đây là miêu tả các hình thức hợp tác này, mà các trường có thể xem như một gợi ý trong việc xây dựng chiến lược. (1) Hợp tác trong nghiên cứu: Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và DN, nhưng thực tế còn diễn ra rất khiêm tốn trong giới hàn lâm. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà giới hàn lâm và các DN cùng tiến hành. Các trường có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp Phát triển kinh tế Việt Nam Quá trình khai thác nguồn tài nguyên Lao động trình độ cao Đào tạo nguồn nhân lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 277 0 0
-
12 trang 190 0 0
-
11 trang 171 0 0
-
10 trang 168 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 162 0 0 -
Bài thuyết trình: Chính sách nhân sự Công ty Procter & Gamble (P&G)
35 trang 156 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Nam
28 trang 153 0 0 -
18 trang 127 0 0
-
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển
8 trang 118 0 0