Một số giải pháp gia tăng sức hấp dẫn của nghệ thuật múa rối nước đối với khách du lịch tại Hà Nội
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 352.04 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách quốc tế tìm đến Việt Nam để khám phá những nét văn hóa cổ truyền. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát triển, khai thác hiệu quả hơn nữa nghệ thuật độc đáo này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp gia tăng sức hấp dẫn của nghệ thuật múa rối nước đối với khách du lịch tại Hà Nội114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG SỨC HẤP DẪN CỦA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH TẠI HÀ NỘI Mai Hiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách quốc tế tìm đến Việt Nam để khám phá những nét văn hóa cổ truyền. So với các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác đang rơi vào tình cảnh thiếu vắng khán giả, thì múa rối nước hiện tại thu hút đông đảo người xem. Hầu hết các chương trình du lịch dành cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội đều có nội dung xem biểu diễn rối nước. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, trước sức ép của nền kinh tế thị trường, nghệ thuật múa rối nước đang có biểu hiện suy giảm giá trị truyền thống. Từ thực tế hoạt động của các phường rối nước dân gian và các nhà hát múa rối tại Hà Nội, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát triển, khai thác hiệu quả hơn nữa nghệ thuật độc đáo này. Từ khóa: Múa rối nước, sức hấp dẫn, du lịch Hà Nội Nhận bài ngày 01.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.7.2018 Liên hệ tác giả: Mai Hiên; Email: mhien@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Với tích chuyện hấp dẫn, sự công phu trong nghệ thuật tạo hình, sự điêu luyện trongcách thức điều khiển con rối..., nghệ thuật múa rối nước Việt Nam trải qua hàng nghìn nămhình thành, phát triển đã trở thành một “đặc sản” độc đáo của văn hóa dân tộc. Là trungtâm đón khách sôi động bậc nhất Việt Nam, Hà Nội trở thành “bà đỡ” cho những làng nghềmúa rối truyền thống và các nhà hát múa rối chuyên nghiệp. Khách du lịch tới Hà Nội đãquen với nếp “ăn tối, múa rối”. Tuy nhiên, đứng trước cuộc sống mới nhiều biến động,ngành múa rối đang phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng nhu cầu vừa bảo tồn,vừa phát triển. Trước tình trạng đó, cần phải nghiêm túc hoạch định lại các chính sách,biện pháp để phát triển nghệ thuật múa rối lên những tầm cao mới, nhất là khi múa rốinước Việt Nam đang xây dựng đề án trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.Gia tăng sức hấp dẫn của múa rối nước với khách du lịch đem lại lợi ích kép cho phát triểndu lịch và quảng bá văn hóa dân tộc.TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 1152. NỘI DUNG2.1. Múa rối nước- tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn Múa rối nước Việt Nam từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn đối với ngườiViệt Nam và du khách quốc tế. Những yếu tố làm nên giá trị của nghệ thuật múa rối nướcViệt Nam được thể hiện trong nội dung của tác phẩm và hình thức thể hiện. *Giá trị văn hóa trong nghệ thuật múa rối nước Múa rối nước gắn liền với môi trường nước, cảnh quan, cuộc sống và tâm hồn ngườinông dân. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”.“Phổ biến ở miền Bắc, đây là nghệ thuật về những con rối làm bằng gỗ, được khắc và vẽ,biểu diễn trên sân khấu bằng nước. Nội dung kể về các câu chuyện có nguồn gốc từ cuộcsống đồng quê của người Việt và nền văn minh lúa nước. Một dàn nhạc dân tộc sẽ biểudiễn đi kèm để tạo phần nhạc nền cho các ca sĩ hát…” (Trích lời dẫn từ kênh truyền hìnhMỹ National Geographic). Trước đây, nghệ thuật rối nước truyền thống thường được biểu diễn trên “sân khấu” tựnhiên là ao làng, ở đình hoặc đầu làng. Ao làng là một nét biểu hiện đặc thù, không thểthiếu khi nói tới nông thôn Bắc Bộ. Ao làng không chỉ cung cấp nguồn nước tại chỗ chocuộc sống sinh hoạt và sản xuất thường nhật mà còn là nơi tổ chức nhiều trò chơi mangtính giải trí, sáng tạo của người nông dân. Từ ao làng, người ta biểu diễn nhiều trò chơi tậpthể như chèo thuyền, bơi chải, bắt vịt..., trong đó có rối nước. Nước trở thành thành tố thứnhất của nghệ thuật múa rối nước, nâng đỡ con rối và che giấucác dụng cụ máy móc điềukhiển. Nước là không gian, là hoàn cảnh của hành động, là bạn diễn của nghệ sĩ và có lúccũng biến thành nghệ sĩ. Khán giả hồi hộp, vui buồn cùng với nhịp điệu của nước. Kỹ thuậtđiều khiển quân rối trong múa rối nước gợi cho ta liên tưởng đến việc người xưa dùng máichèo khuấy động mặt nước trong các cuộc đua thuyền tại các ngày lễ hội. Buồng trò hay còn gọi là nhà rối, được dựng ở trên mặt ao, thường ở chính giữa, cáchxa bờ xung quanh, duyên dáng với hình khối và màu sắc trang trí nổi bật, như một điểmnhấn, trung tâm trong không gian lễ hội đình. Có lẽ vì gắn liền với ao đình, với hội đình,nên người dân từ lâu đã quen gọi “thủy đình”, thay vì cách gọi buồng trò, nhà rối. Khôngcó hội đình, ao đình, thủy đình không làm nên múa rối nước. Trong hệ thống những tiết mục múa rối nước ở các phường, hội châu thổ sông Hồng,trò diễn về đề tài lao động chiếm tỷ lệ lớn. Nhân vật rối chủ yếu là những người nông dânchân lấm tay bùn và các hoạt độngnhà nông như cày, bừa, cấy, xới, cuốc, gánh mạ, đánhcá, đi câu, úp nơm, chăn vịt, tát nước, cất vó, quăng chài, đánh lưới, đánh giậm, chèothuyền, chăn trâu, xay thóc, giã gạo, dệt cửi,lò rèn… được mô phỏng, “diễn”khá sinh động.Các con rối là động vật như trâu, bò, ngựa, vịt, gà... cùng các hành động tự nhiên, thường116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInhật như cày bừa, chọi trâu, cáo bắt vịt, múa rắn, múa cá, chăn vịt, chọi gà, múa bồ nông,quần ngựa, trâu chui ống, rái cá… cũng được tái hiện đặc sắc. Từ những trò diễn đó, ngườixem thấy được khát vọng về một cuộc sống no đủ, yên ổn, thanh bình của người nông dânở nông thôn Việt Nam. Nhân vật điển hình, được xem như biểu tượng của nghệ thuật múa rối nước là chúTễu. Chú được tạo hình trông hồn nhiên, miệng cười toe toét, da hồng, tóc để trái đào,mình trần vận khố điều, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp gia tăng sức hấp dẫn của nghệ thuật múa rối nước đối với khách du lịch tại Hà Nội114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG SỨC HẤP DẪN CỦA NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH TẠI HÀ NỘI Mai Hiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách quốc tế tìm đến Việt Nam để khám phá những nét văn hóa cổ truyền. So với các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác đang rơi vào tình cảnh thiếu vắng khán giả, thì múa rối nước hiện tại thu hút đông đảo người xem. Hầu hết các chương trình du lịch dành cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội đều có nội dung xem biểu diễn rối nước. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, trước sức ép của nền kinh tế thị trường, nghệ thuật múa rối nước đang có biểu hiện suy giảm giá trị truyền thống. Từ thực tế hoạt động của các phường rối nước dân gian và các nhà hát múa rối tại Hà Nội, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát triển, khai thác hiệu quả hơn nữa nghệ thuật độc đáo này. Từ khóa: Múa rối nước, sức hấp dẫn, du lịch Hà Nội Nhận bài ngày 01.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.7.2018 Liên hệ tác giả: Mai Hiên; Email: mhien@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Với tích chuyện hấp dẫn, sự công phu trong nghệ thuật tạo hình, sự điêu luyện trongcách thức điều khiển con rối..., nghệ thuật múa rối nước Việt Nam trải qua hàng nghìn nămhình thành, phát triển đã trở thành một “đặc sản” độc đáo của văn hóa dân tộc. Là trungtâm đón khách sôi động bậc nhất Việt Nam, Hà Nội trở thành “bà đỡ” cho những làng nghềmúa rối truyền thống và các nhà hát múa rối chuyên nghiệp. Khách du lịch tới Hà Nội đãquen với nếp “ăn tối, múa rối”. Tuy nhiên, đứng trước cuộc sống mới nhiều biến động,ngành múa rối đang phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng nhu cầu vừa bảo tồn,vừa phát triển. Trước tình trạng đó, cần phải nghiêm túc hoạch định lại các chính sách,biện pháp để phát triển nghệ thuật múa rối lên những tầm cao mới, nhất là khi múa rốinước Việt Nam đang xây dựng đề án trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.Gia tăng sức hấp dẫn của múa rối nước với khách du lịch đem lại lợi ích kép cho phát triểndu lịch và quảng bá văn hóa dân tộc.TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 1152. NỘI DUNG2.1. Múa rối nước- tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn Múa rối nước Việt Nam từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn đối với ngườiViệt Nam và du khách quốc tế. Những yếu tố làm nên giá trị của nghệ thuật múa rối nướcViệt Nam được thể hiện trong nội dung của tác phẩm và hình thức thể hiện. *Giá trị văn hóa trong nghệ thuật múa rối nước Múa rối nước gắn liền với môi trường nước, cảnh quan, cuộc sống và tâm hồn ngườinông dân. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”.“Phổ biến ở miền Bắc, đây là nghệ thuật về những con rối làm bằng gỗ, được khắc và vẽ,biểu diễn trên sân khấu bằng nước. Nội dung kể về các câu chuyện có nguồn gốc từ cuộcsống đồng quê của người Việt và nền văn minh lúa nước. Một dàn nhạc dân tộc sẽ biểudiễn đi kèm để tạo phần nhạc nền cho các ca sĩ hát…” (Trích lời dẫn từ kênh truyền hìnhMỹ National Geographic). Trước đây, nghệ thuật rối nước truyền thống thường được biểu diễn trên “sân khấu” tựnhiên là ao làng, ở đình hoặc đầu làng. Ao làng là một nét biểu hiện đặc thù, không thểthiếu khi nói tới nông thôn Bắc Bộ. Ao làng không chỉ cung cấp nguồn nước tại chỗ chocuộc sống sinh hoạt và sản xuất thường nhật mà còn là nơi tổ chức nhiều trò chơi mangtính giải trí, sáng tạo của người nông dân. Từ ao làng, người ta biểu diễn nhiều trò chơi tậpthể như chèo thuyền, bơi chải, bắt vịt..., trong đó có rối nước. Nước trở thành thành tố thứnhất của nghệ thuật múa rối nước, nâng đỡ con rối và che giấucác dụng cụ máy móc điềukhiển. Nước là không gian, là hoàn cảnh của hành động, là bạn diễn của nghệ sĩ và có lúccũng biến thành nghệ sĩ. Khán giả hồi hộp, vui buồn cùng với nhịp điệu của nước. Kỹ thuậtđiều khiển quân rối trong múa rối nước gợi cho ta liên tưởng đến việc người xưa dùng máichèo khuấy động mặt nước trong các cuộc đua thuyền tại các ngày lễ hội. Buồng trò hay còn gọi là nhà rối, được dựng ở trên mặt ao, thường ở chính giữa, cáchxa bờ xung quanh, duyên dáng với hình khối và màu sắc trang trí nổi bật, như một điểmnhấn, trung tâm trong không gian lễ hội đình. Có lẽ vì gắn liền với ao đình, với hội đình,nên người dân từ lâu đã quen gọi “thủy đình”, thay vì cách gọi buồng trò, nhà rối. Khôngcó hội đình, ao đình, thủy đình không làm nên múa rối nước. Trong hệ thống những tiết mục múa rối nước ở các phường, hội châu thổ sông Hồng,trò diễn về đề tài lao động chiếm tỷ lệ lớn. Nhân vật rối chủ yếu là những người nông dânchân lấm tay bùn và các hoạt độngnhà nông như cày, bừa, cấy, xới, cuốc, gánh mạ, đánhcá, đi câu, úp nơm, chăn vịt, tát nước, cất vó, quăng chài, đánh lưới, đánh giậm, chèothuyền, chăn trâu, xay thóc, giã gạo, dệt cửi,lò rèn… được mô phỏng, “diễn”khá sinh động.Các con rối là động vật như trâu, bò, ngựa, vịt, gà... cùng các hành động tự nhiên, thường116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInhật như cày bừa, chọi trâu, cáo bắt vịt, múa rắn, múa cá, chăn vịt, chọi gà, múa bồ nông,quần ngựa, trâu chui ống, rái cá… cũng được tái hiện đặc sắc. Từ những trò diễn đó, ngườixem thấy được khát vọng về một cuộc sống no đủ, yên ổn, thanh bình của người nông dânở nông thôn Việt Nam. Nhân vật điển hình, được xem như biểu tượng của nghệ thuật múa rối nước là chúTễu. Chú được tạo hình trông hồn nhiên, miệng cười toe toét, da hồng, tóc để trái đào,mình trần vận khố điều, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Múa rối nước Sức hấp dẫn Du lịch Hà Nội Nghệ thuật độc đáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 204 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0